Tổng Hợp Kinh Nghiệm Lái Xe Đường Đèo Bạn Cần Phải Biết

Đường đèo là đoạn đường vô cùng hiểm trở, đó cũng là cung đường thường xuyên xảy ra va chạm giao thông, khiến người điều khiển phương tiện cảm thấy “e ngại” mỗi lần di chuyển. Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe đường đèo mà bất kỳ tài xế nào cũng nên tham khảo. Hãy cùng Thế giới Lexus tìm hiểu trong bài viết chi tiết dưới đây!

Kinh nghiệm lái xe ô tô đi đường đèo

Trong cuộc sống thường nhật, đa số trường hợp chúng ta chỉ cần lái xe trên đường trường hay đường quốc lộ. Mặc dù vậy, người lái xe cũng cần nắm vững được những kinh nghiệm lái xe đường đèo để chủ động hơn trong việc di chuyển trong trường hợp cần thiết. 

Xem thêm: Chi Phí Nuôi Xe Ô Tô Có Nhiều Không? Cách Tính Chi Phí
Một vài kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn, chính xác
Một vài kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn, chính xác

Đường đèo là những cung đường vô cùng hiểm trở, có nhiều khúc cua gấp, gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện. Để có thể di chuyển đường đèo với độ an toàn cao, tài xế cần thật bình tĩnh để xử lý mọi tình huống cũng như nắm vững những kinh nghiệm lái xe đường đèo cơ bản. Dưới đây là 6 kinh nghiệm lái xe mà bạn bắt buộc phải nắm được.

Lái xe đường đèo vận tốc ổn định, nắm vững kỹ thuật lên – xuống dốc 

Nếu đi trên đường đèo, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy các loại biển báo giới hạn tốc độ. Ngay cả trong những đoạn đường vắng, người lái xe cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn này để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp không xử lý kịp những tình huống phát sinh bất ngờ. 

Chạy xe trên đường đèo với vận tốc ổn định
Chạy xe trên đường đèo với vận tốc ổn định

Bên cạnh việc chạy xe ổn định, kỹ thuật lên và xuống dốc cũng là điều bắt buộc mà người điều khiển phương tiện cần phải nắm được. Có một số kinh nghiệm khi lên và xuống dốc mà bạn cần phải nhớ như sau:

  • Phải làm mát toàn bộ động cơ khi lên dốc, khi leo dốc một thời gian cần đỗ xe vào vị trí an toàn để cho động cơ xả bớt nhiệt. Tuy nhiên, giữ cho xe ở chế độ chạy không tải, không tắt máy và không mở nắp két nước.
  • Đối với xe ô tô tự động, bạn cần để cần số ở vị trí D, tuỳ vào điều kiện di chuyển mà hộp số sẽ tự động điều chỉnh tới số thích hợp. Còn nếu là xe ô tô số sàn, bạn cần đi ở số thấp như 1, 2 hoặc 3.
  • Lên dốc số này hãy xuống dốc bằng số đó, bạn chỉ nên dùng tới phanh khi thật sự cần thiết. Không nên nhấn phanh liên tục sẽ khiến cho phanh bị nóng, bó phanh hoặc mất phanh.
  • Đổ đèo không được về số N hay tắt máy để tiết kiệm xăng, bởi khi xe về số N sẽ trôi rất nhanh theo quán tính, bạn không kể kiểm soát được nếu chỉ dùng chân phanh. 

Đi đúng phần đường và giữ khoảng cách an toàn trên đường đèo

Khi đi xe trên đường đèo, bạn cần đi đúng vào phần đường theo vạch phân cách đã chia. Tuy nhiên, lưu ý một điều là không nên bám quá sát vào vạch kẻ đường, nhất là trong những đoạn cua, để lại một khoảng trống để phòng xảy ra những tình huống bất ngờ.

Tham khảo: Hiện Tượng Xe Bị Rung Giật – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Dứt Điểm
Giữ khoảng cách an toàn là kinh nghiệm lái xe đường đèo cần nhớ
Giữ khoảng cách an toàn là kinh nghiệm lái xe đường đèo cần nhớ

Kinh nghiệm leo đèo an toàn không thể không nhắc tới đó là giữ một khoảng cách an toàn với những xe phía trước, phía sau. Dù là leo đèo hay xuống đèo cũng không được bám quá sát đuôi, đặc biệt là các xe tải, xe container,… Việc giữ khoảng cách giúp tài xế có thể xử lý tình huống bất ngờ như xe trước phanh gấp.

Sử dụng đèn xe chính xác

Đèn xe luôn được thiết kế với 2 chế độ chiếu gần và chiếu xa. Tuỳ vào điều kiện thực tế mà bạn hãy thay đổi cho phù hợp. Nếu di chuyển trên đường đèo vào ban ngày, nhưng lại có nhiều sương mù thì bạn nên bật đèn định vị LED ban ngày. Có một lưu ý đó là, khi bắt đầu di chuyển vào các khúc cua, bạn nên chuyển đèn từ chiếu xa sang chiếu gần để nhìn rõ hơn cũng như tránh chiếu thẳng vào xe ngược chiều đối diện.

Chủ động nhường đường, thận trọng khi cua trên đường đèo

Thông thường, ở những khúc cua phần đường di chuyển rất nhỏ hẹp, vì vậy nhiều người thường lấn làn đường ngược chiều để đủ rộng cho việc đánh lái. Chính vì thế việc nhường đường cho xe khác di chuyển là một điều nên làm. Việc làm này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc hoặc va chạm giao thông. 

Xem thêm: Đường 2 Chiều Là Gì? Cách Nhận Biết Đường 2 Chiều Cụ Thể
Chủ động nhường đường để tránh ùn tắc hay tai nạn
Chủ động nhường đường để tránh ùn tắc hay tai nạn

Dừng xe đúng chỗ quy định

Đường đèo rất nhỏ cho nên tài xế sẽ không được phép dừng đỗ xe một cách tự ý. Nếu trong những trường hợp cần thiết, trước khi cho đỗ xe cần phải bật tín hiệu cảnh báo và cho xe tấp vào lề. Mặc dù vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc dừng ở giữa đèo. Hãy tìm những nơi treo biển báo trạm dừng đỗ và dừng lại. 

Kinh nghiệm leo dốc đường đèo không đổ nhựa

Đường đèo dốc không đổ nhựa là một cung đường không lý tưởng, rất khó để di chuyển. Bạn không nên di chuyển trên đường này vào những ngày mưa gió, bởi mặt đường sẽ rất trơn trượt. Đặc biệt, vào ngày thời tiết xấu, đường đèo có thể xảy ra sạt lở vô cùng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, bánh xe bám trên đường không đổ nhựa rất kém, vì vậy tài xế cần phải cầm bo cua rộng hơn khi leo đèo. Đồng thời, hãy giữ liên hệ với mọi người để nhận được sự trợ giúp nếu xảy ra sự cố.

Xem thêm: Vạch Kẻ Đường Là Gì? Những Loại Vạch Kẻ Đường Bạn Cần Biết

Một vài lưu ý để lái xe đường đèo an toàn

Bên cạnh nắm vững những kinh nghiệm lái xe đường đèo, người điều khiển phương tiện cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Kiểm tra tình trạng xe 

Trước khi đi trên những đoạn đường đèo, bạn hãy dành một khoảng thời gian để kiểm tra thật kỹ tình trạng xe. Bởi nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào như hết xăng, thủng lốp,… trên đường đèo, bạn rất khó để nhận được sự trợ giúp. 

Để hạn chế rủi ro khi leo đèo, bạn cần phải:

  • Kiểm tra lốp xe: Bao gồm việc kiểm tra áp suất của lốp xe, độ mòn của lốp,… Nếu cần thiết thì phải thay lốp mới, bởi lốp đã sử dụng lâu thường yếu, dễ thủng hay nổ lốp khi đi.
  • Kiểm tra nhiên liệu xe: Trên các đoạn đường đèo thường sẽ không có các trạm xăng, dầu. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng xe của bạn đã có đủ nhiên liệu cần thiết cho toàn bộ quãng đường.
  • Kiểm tra phanh xe: Bao gồm việc kiểm tra má phanh, dầu phanh,… Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như phanh nặng, phanh bị kêu,… bạn cần phải đưa ra gara để sửa chữa ngay.
  • Kiểm tra cần gạt mưa: Cần gạt mưa rất cần thiết khi đi đường đèo trong điều kiện thời tiết không lý tưởng. Cần gạt giúp làm sạch kính trước, giúp tài xế quan sát tốt hơn, đảm bảo tầm nhìn. Trường hợp cần gạt đã bị mòn hay chai cứng thì bạn nên đem đi thay thế càng sớm càng tốt.
Đọc ngay: Cách Lái Xe Xuống Dốc, Đổ Đèo Đảm Bảo An Toàn Cho Các Xế Mới
Trước khi đi đường đèo cần đem xe đi kiểm tra, sửa chữa nếu cần
Trước khi đi đường đèo cần đem xe đi kiểm tra, sửa chữa nếu cần

Để ý các biển báo trên đường 

Địa hình đường đèo luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà chúng ta không thể nào lường trước được, đặc biệt đối với những tài xế chỉ quen di chuyển trong xa lộ. Chính vì lý do đó mà trên những đoạn đường đèo thường treo những biển cảnh báo nguy hiểm. Bạn hãy lưu ý đến những tấm biển này, chuẩn bị tâm lý tốt để xử lý tình huống. 

Những tấm biển cảnh báo đó thường có những nội dung như “cua liên tục”, “có đá rơi”, hay “độ dốc lớn”,… Khi gặp những biển báo này, tài xế cần phải chuyển số xe để sức kéo tốt hơn, không bị trượt dốc hay mất đà. 

Chú ý biển báo xuất hiện trên đường đèo để di chuyển an toàn
Chú ý biển báo xuất hiện trên đường đèo để di chuyển an toàn

Nghỉ theo chặng đường để cơ thể thoải mái

Điều quan trọng nhất để lái xe đường đèo an toàn là cơ thể phải thật thoải mái. Tuy nhiên, khi đi trên đường đèo phải tập trung cao độ và giữ vững tay lái để chuyển hướng, nên cơ thể cảm thấy mệt mỏi là điều không tránh khỏi. Điều bạn cần làm lúc này là chuẩn bị nước uống, giúp cơ thể tỉnh táo. Đồng thời, tài xế nên nghỉ giữa các chặng đường để tránh quá sức.

Trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn một số lưu ý cũng như kinh nghiệm lái xe đường đèo hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn có thêm kiến thức và di chuyển an toàn trên mọi cung đường.

Xem thêm: 7 Kinh Nghiệm Lái Xe Ban Đêm Nhằm Đảm Bảo Sự An Toàn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.