Hiện trên các tuyến đường phố lớn tại Việt Nam có rất nhiều vạch liền đường màu trắng hoặc vàng trên đường. Nếu không may đè vào vạch liền đường hai chiều các bác tài sẽ bị “tuýt còi” xử phạt với các mức chi phí khác nhau.
Trong bài viết này, hãy cùng Thegioilexus tìm hiểu rõ lỗi đè vạch liền đường 2 chiều là lỗi như thế nào? Mức xử phạt và cách tránh mắc lỗi ra sao nhé.
1.Hiểu rõ về vạch liền đường 2 chiều là gì?
Luật Giao thông đường bộ nêu rõ, người điều khiển ô tô phải đi đúng phần đường cũng như làn đường theo quy định. Đồng thời, cần chấp hành đúng hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn từ hệ thống báo hiệu đường bộ.
Theo đó, vạch kẻ đường nằm trong hệ thống báo hiệu của đường bộ, chỉ sự phân chia của phần đường, làn đường, hướng đi hay vị trí dừng lại. Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì chủ điều khiển xe phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch kẻ đường.
Hiện vạch kẻ đường được phân thành vạch liền và vạch nét đứt khúc với 2 màu trắng và vàng, tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau.
Theo quy định, vạch liền tại đường hai chiều sẽ có nhiệm vụ phân chia làn đường, giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện sẽ không được phép đè vạch hoặc lấn làn.
2.Phân biệt các lỗi đè vạch liền đường 2 chiều
Như đã đề cập ở trên, hiện vạch liền đường được phân thành vạch liền đường màu trắng và vàng. Mỗi loại màu sẽ có nhiệm vụ và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:
Loại 1: Vạch vàng nét liền đơn
Vạch liền này dùng để phân chia 2 chiều xe chạy đối với tuyến đường có 2 hay 3 làn xe mà không có giải phân cách giữa. Các phương tiện điều khiển xe sẽ không được đè lên vạch hoặc lấn làn này.
Vạch vàng nét liền này hay được áp dụng tại những đoạn đường không đảm bảo về tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ cao xảy ra đối đầu hoặc tai nạn.
Loại 2: Vạch vàng nét liền đôi
Đây là loại vạch liền dùng để phân chia 2 chiều xe chạy tại đường có 4 làn xe trở lên mà không có dải phân cách ở giữa. Khi gặp vạch này, các phương tiện không được đè lên vạch.
Vạch vàng nét liền đôi thường sử dụng tại những đoạn đường không đảm bảo về tầm nhìn vượt xe, nguy cơ gây tai nạn giao thông hoặc đối đầu lớn. Ngoài ra cũng được áp dụng tại các vị trí cần thiết khác.
Xem thêm: Lỗi Đè Vạch Vàng Phạt Bao Nhiêu Tiền? Các Loại Vạch Kẻ Vàng
Loại 3: Vạch trắng nét liền
Loại vạch này dùng để phân chia các làn cùng chiều trong trường hợp không được phép xe chuyển làn hay sử dụng làn xe khác. Khi gặp vạch liền này, chủ phương tiện không được lấn làn hay đè lên vạch.
Như vậy có thể thấy, vạch liền đường màu vàng chính là vạch liền đường phân chia đường 2 chiều còn màu trắng dành để phân chia đường cùng chiều.
3.Lỗi đè vạch liền đường 2 chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy chuẩn trong thông 41/2016 Bộ GT-VT, đè vạch liền đường vàng tại đường 2 chiều đều sẽ bị quy về lỗi không đi đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
Hiện mức phạt của lỗi đè vạch liền đường 2 chiều sẽ là từ 800.000 đồng đến 1.200.00 đồng. Cùng với đó, các bác tài sẽ còn bị xử phạt bổ sung với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng từ 1 tháng tới 3 tháng.
Sau khi kết thúc thời gian giữ giấy phép lái xe, chủ phương tiện sẽ mang biên lai, giấy hẹn tới trụ sở cảnh sát giao thông để nhận lại giấy phép lái xe.
Trong khi đó, lỗi đè vạch liền đường cùng chiều màu trắng sẽ bị quy về lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Đồng thời, mức phạt cho trường hợp này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe ô tô.
4.Cách tránh lỗi đè vạch liền đường 2 chiều
Tình hình giao thông hiện nay tại nước ta ngày càng phức tạp, nhất là ở 2 thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM. Do vậy việc nắm rõ các nguyên tắc khi tham gia giao thông sẽ giúp các bác tài an toàn và hạn chế tối đa việc mắc lỗi vi phạm.
Xem nhanh: Lỗi Cấm Rẽ Trái Ô Tô Phạt Bao Nhiêu Tiền? Làm Sao Tránh Mắc Lỗi Này
Thực tế, không ít trường hợp chủ phương tiện bị cảnh sát giao thông thổi phạt nhưng vẫn không biết mình mắc phải lỗi gì với các loại vạch kẻ trên đường. Để phòng ngừa việc vi phạm lỗi đè vạch liền đường 2 chiều, các bác tài cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
Yêu cầu 1: Có ý thức về việc tuân thủ luật giao thông
Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất mà bất kỳ bác tài nào cũng cần nắm rõ. Chỉ khi chính bản thân người điều khiển phương tiện ý thức được việc tuân thủ luật giao thông thì mới chủ động tìm hiểu và phòng tránh mắc phải các lỗi vi phạm.
Không nên có tâm lý chủ quan “đè vạch 1 tí cũng không sao”, điều này có thể sẽ chỉ tránh được 1 lần, nhưng lần thứ 2 thứ 3 chắc chắn sẽ bị “thổi còi” – “nộp phạt” đấy nhé.
Yêu cầu 2: Hiểu rõ ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường, nhất vạch liền
Yêu cầu này cũng rất quan trọng do vậy các bác tài không nên xem nhẹ.Trường hợp gặp vạch kẻ đường nét liền, các bác tài cần đảm bảo không đè vạch hoặc lấn vạch.
Trường hợp gặp vạch kẻ là nét đứt, người điều khiển ô tô sẽ được di chuyển sang hướng khác, tuy nhiên cần chuyển sang trước khi đến vạch dừng xe.
Ngoài ra, cần ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu trên đường bộ theo thứ tự: đèn tín hiệu giao thông – biển báo – vạch kẻ trên đường.
Yêu cầu 3: Luôn phải chú ý quan sát vạch kẻ đường
Khi đã đảm bảo 2 yêu cầu nêu trên, người điều khiển ô tô cũng cần phải đảm bảo quan sát kỹ lưỡng các vạch kẻ trên đường. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cũng như tránh vi phạm luật giao thông.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp rất nhiều thông tin về lỗi đè vạch liền đường 2 chiều. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bác tài tránh mắc phải lỗi này khi tham gia giao thông.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!