Cách Lái Xe Xuống Dốc, Đổ Đèo Đảm Bảo An Toàn Cho Các Xế Mới

Cung đường đèo dốc vẫn luôn là thử thách với những tay lái nghiệp dư và đôi khi là với những tài xế chuyên nghiệp. Điểm mấu chốt để giúp bạn đảm bảo an toàn khi điều khiển xe trên đoạn đường này chính là cần nắm chắc cách lái xe xuống dốc và kỹ thuật đổ đèo. Vậy nên, nếu bạn đang còn non tay hoặc chưa nắm rõ các kỹ thuật thì có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây. 

Hướng dẫn cách lái xe xuống dốc đảm bảo an toàn

Để lái xe xuống dốc an toàn, bạn nên tùy theo độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa hình, mật độ giao thông mà quyết định nên để cần số ở vị trí nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc chính là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được tốc độ mà ít phải dùng phanh hoặc xuống dốc bằng ga là chủ yếu. 

Tham khảo: [Bật Mí] Hướng Dẫn Các Cách Đi Xe Tiết Kiệm Xăng Mà Bạn Nên Biết
Người lái cần kiểm soát được tốc độ khi điều khiển xe xuống dốc
Người lái cần kiểm soát được tốc độ khi điều khiển xe xuống dốc

Trên các xe AT, ngoài vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số. Số lượng vị trí của những con số này sẽ phụ thuộc vào số lượng của số hộp số. Về cơ bản, những vị trí được đánh dấu này chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. 

Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính khi xuống dốc. Ví dụ khi ở vị trí đánh dấu số 4 thì hộp số tự động chỉ đến số cao nhất là số 4 và tương tự như vậy cho vị trí được đánh số là 3, 2, 1. Dù là số tự động hay số sàn đều sẽ sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Tuy nhiên sự khác nhau của 2 dòng xe này chính là:

  • Xe số sàn phải đạp côn và đệm phanh thì mới về số được.
  • Còn với xe số tự động bạn chỉ cần đệm phanh rồi dùng tay phải để gạt cần số về một trong các vị trí số 3 hoặc 2 hay L. 

Khi bạn lái xe số tự động xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn thì cần lập tức đệm phanh và gạt cần số xuống 1 trong các vị trí số 4, 3, 2. Trường hợp xe vẫn lao theo quán tính thì bạn cần nhanh chóng đệm phanh và chuyển xuống cấp số thấp hơn. Bởi nếu cấp số chưa đủ lực phanh động học thì xe vẫn sẽ trôi theo quán tính, vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ. 

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn số quá thấp khi xuống dốc thì xe sẽ bị gằn vòng tua máy lên cao. Việc để như vậy mà đi sẽ rất hại xe cũng như khiến người lái cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình điều khiển. Trường hợp chọn số quá cao xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn nên không tránh khỏi tình trạng phải phanh quá nhiều, dẫn tới rủi ro hư hỏng phanh rất nguy hiểm. Vậy nên bạn phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển xuống cấp thấp hơn.

Bạn tuyệt đối không rà phanh suốt quãng đường dài khi xuống dốc
Bạn tuyệt đối không rà phanh suốt quãng đường dài khi xuống dốc

Cần số khi để ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc an toàn vẫn có thể làm chủ tốc độ và dễ dàng phanh lại khi cần, thậm chí là dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết. 

Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là cách lái xe xuống dốc sai kỹ thuật. Điều này sẽ khiến bạn và hành khách trên xe rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bạn cũng không nên phanh động cơ ở vị trí số lớn quá khi xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số. Bởi khi xe đang chạy nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại, thậm chí là làm hỏng hộp số nên bạn cần đặt biệt lưu ý vấn đề này.

Kỹ thuật lái xe xuống dốc ở cung đường ôm cua

Trước khi vào cua, các xế chú ý phải tăng tốc độ, bắt đầu vào cua thì xoay vô lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua theo cảm giác lái cũng như tốc độ vào cua mà quay vô lăng. Các bạn cần tránh quay vô lăng quá nhiều làm xe bị lắc đuôi. Khi hết cua, các xế nhẹ nhàng từ từ nhả lái, tránh lái quá gấp và tuyệt đối không được thả cho vô lăng tự quay. 

Với những khúc cua có độ dốc lớn, ngoài việc giảm ga khi vào cua, các bạn cũng cần chuyển xuống cấp số thấp để phanh động cơ được dễ dàng hơn. Cách lái xe xuống dốc ở đường cua yêu cầu chân ga cũng nên thả lỏng không đạp ga. Đồng thời bạn quay vô lăng để xe chạy theo quán tính, nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để làm giảm tốc độ của xe. 

Xem thêm: Cách Lái Xe Số Sàn Khi Dừng Đèn Đỏ An Toàn, Tiết Kiệm Xăng Dầu
Cách lái xe xuống dốc khi ôm cua khá khó nên bạn cần lưu ý
Cách lái xe xuống dốc khi ôm cua khá khó nên bạn cần lưu ý

Khi chuẩn bị hết góc cua, các bạn nhẹ nhàng đệm ga trả lái, cách này sẽ đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc. Bạn không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn hay phanh gấp để đảm bảo trong những trường hợp khẩn cấp vẫn có thể phanh xe tốt. 

Ngoài ra, trường hợp phải lái xe xuống dốc mà gặp phải đường trơn, cộng với mặt đường có nhiều bùn đất thì các xế cũng không nên chủ quan. Cho dù xe bạn có hiện đại đến đâu thì thận trọng cũng là điều cần thiết trong trường hợp này. Khi gặp phải tình huống đường khó đi, các bác tài nên cố gắng chạy xe ở tốc độ ổn định, không đánh lái gấp, không phanh gấp. Bạn cần lái xe ở tốc độ thấp nhất có thể, nếu đường có nhiều vũng bùn nước thì bạn cần phải cẩn thận hơn. 

Một số lưu ý an toàn khi lái xe

Bên cạnh những kỹ thuật và cách lái xe xuống dốc, đổ đèo nêu trên thì khi điều khiển xe, các tài xế cần chú ý thêm một số điều sau đây:

  • Tuân thủ các biển báo

Để đảm bảo an toàn trên những con đường dốc sẽ được trang bị hệ thống biển báo, gương lồi quan sát. Do đó, bạn cần đi đúng tốc độ cho phép cũng như tuân thủ theo những biển báo đó để có thể điều khiển, đánh giá tình hình tốt nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. 

Tuân thủ các biển báo để đảm bảo an toàn
Tuân thủ các biển báo để đảm bảo an toàn

Bên cạnh đó, bạn cần xi-nhan để xin vượt xe. Lúc lái xe hãy giữ cho mình tâm lý ổn định bởi những cảm xúc nhất thời có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý và khả năng phán đoán của bạn. 

  • Chú ý khoảng cách

Cho dù là lên hay xuống dốc, bạn cũng cần chú ý giữ khoảng cách giữa bạn và các phương tiện phía trước. Tùy theo độ dốc và điều kiện đường xá mà bạn có thể cách xa xe trước đó khoảng 3m để đảm bảo độ an toàn. 

Với địa hình đèo núi có dốc cao hoặc trơn trượt, bạn nên đảm bảo khoảng cách ít nhất là 4m. Tuy nhiên, cách lái xe xuống dốc sẽ đơn giản hơn so với việc cho xe lên dốc vì khi lên dốc bạn bị che khuất tầm nhìn nên khá nguy hiểm.

  • Sử dụng số hợp lý

Sử dụng số hợp lý là phương pháp đảm bảo an toàn mà bạn cần ghi nhớ trong hướng dẫn cách lái xe xuống dốc. Tài xế nên cho xe chạy số thấp để tránh trường hợp phanh gấp rồi nhả trôi hay thay đổi tốc độ quá đột ngột. Để xử lý bạn thực hiện theo hướng dẫn ở phần trên đối với cả xe số sàn và xe số tự động. 

  • Kết hợp phanh hộp số và phanh cơ

Đây cũng là một trong những mẹo lái xe xuống dốc được rất nhiều tài xế lâu năm chia sẻ. Mặc dù hiện nay có không ít mẫu xe đời mới có trang bị hệ thống số tự động thay cho số sàn nhưng cả hai dòng này đều được hỗ trợ chức năng phanh động cơ khi xe xuống dốc.

Vậy nên, khi đi tới những đoạn đường đèo dốc dài, tài xế không nên để số cao nhất và cần phải có sự kết hợp với việc sử dụng phanh cơ. Lưu ý rằng số tự động không được để số N bởi vì chúng dễ khiến xe bị  trôi và di chuyển về phía trước theo quán tính, rất khó kiểm soát. 

  • Tránh chạy điều hòa để giảm độ nóng ở động cơ xe

Lái xe xuống dốc bạn phải đạp phanh nhiều, nên nếu cùng lúc hoạt động quá nhiều chức năng động cơ sẽ bị giảm tuổi thọ. Vậy nên, để hạn chế rủi ro, bạn nên tắt điều hòa khi đang di chuyển xe trên địa hình đồi núi trong thời gian dài. Nếu cần thiết, bạn có thể mở cửa sổ xuống để cảm thấy thoải mái hơn. 

Xem ngay: Hướng Dẫn Thi Lái Xe Qua Đường Hẹp Vuông Góc Đơn Giản Nhất
Nếu cần thiết bạn có thể tắt bớt các thiết bị không cần thiết
Nếu cần thiết bạn có thể tắt bớt các thiết bị không cần thiết
  • Chỉ vượt khi cảm thấy an toàn

Khi điều khiển xe xuống dốc, bạn chỉ nên vượt qua xe trước nếu có thể nhìn thấy ít nhất 150m phía trước. Theo nguyên tắc thông thường, tài xế nên vượt qua các phương tiện khác khi lái xe xuống dốc trong trường hợp cần thiết. Hãy chú ý báo hiệu cho xe phía trước thông qua đèn báo rẽ và chú ý quan sát trước khi vượt lên.

  • Có kỹ thuật phanh xe

Phanh xe được xem là kỹ thuật quan trọng nhất trong cách lái xe xuống dốc để hóa nguy thành lành. Vậy nên trước mỗi chuyến đi bạn cần dành thời gian để kiểm tra hệ thống phanh của xe cũng như đai an toàn, má phanh cùng những phụ kiện, động cơ khác của xe để đảm bảo an toàn. 

Mong rằng với những thông tin được chia sẻ, mọi người sẽ hiểu hơn và biết cách lái xe xuống dốc an toàn, đúng kỹ thuật. Thực hiện đúng thao tác và có cách xử lý tốt sẽ giúp bạn di chuyển an toàn cũng như giúp xe gia tăng tuổi thọ cho khối động cơ và hệ thống phanh. Để hạn chế các tai nạn bất ngờ hoặc những tình huống sự cố do động cơ mang lại, các bạn cần kiểm tra xe thường xuyên, đặc biệt là hệ thống phanh trước khi bắt đầu hành trình. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.