Mức Phạt Ô Tô Vượt Đèn Đỏ Theo Quy Định Đang Áp Dụng

Khi tham gia giao thông đường bộ, rất nhiều phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Những hành vi như thế được xem là không tuân thủ theo quy định pháp luật về an toàn giao thông và sẽ bị xử phạt. Vậy mức phạt ô tô vượt đèn đỏ là bao nhiêu theo quy định hiện hành? Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về mức xử phạt này trong bài viết dưới đây của Thế giới Lexus.

Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ theo quy định hiện hành

Mức phạt vượt đèn đỏ đối với các phương tiện khi tham gia lưu thông đường bộ là khác nhau. Theo quy định mới nhất trong Nghị định 100/2019 NĐ-CP, khi ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Mức phạt tiền sẽ giao động trong khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng (tùy thuộc vào từng loại xe), đồng thời người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Xem thêm: Lỗi Đè Vạch Xương Cá Là Gì? Mức Xử Phạt Tối Đa Là Bao Nhiêu?
Mức xử phạt cho trường hợp ô tô vượt đèn đỏ là từ 3 đến 5 triệu đồng
Mức xử phạt cho trường hợp ô tô vượt đèn đỏ là từ 3 đến 5 triệu đồng

Trong trường hợp sau khi vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông trên đường, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng tuỳ mức độ.  

Quy trình nộp phạt hành vi vượt đèn đỏ của người điều khiển phương tiện

Sau khi bị bắt vì hành vi vượt đèn đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện theo quy trình dưới đây để nộp phạt hành chính:

  • Bước 1: Đến văn phòng của cảnh sát giao thông (trụ sở nơi xảy ra vi phạm) theo thời gian ghi trên biên bản, mang theo biên bản xử phạt, chứng minh nhân dân và các giấy tờ liên quan.
  • Bước 2: Sau khi làm việc với các cán bộ, người điều khiển phương tiện sẽ nhận được quyết định xử phạt. Sau đó, cầm theo quyết định đến kho bạc nhà nước hoặc các ngân hàng, cơ quan được uỷ quyền tiến hành nộp phạt.
  • Bước 3: Sau khi nộp phạt thành công, các cơ quan sẽ đóng dấu biên lai đóng phạt. Người điều khiển phương tiện cầm theo biên lai này quay trở về văn phòng lập biên bản để lấy lại các giấy tờ bị giam giữ trước đó.
Xem ngay: Lỗi Lấn Làn Ô Tô Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Quy Định?
Quy trình nộp phạt hành chính tại các cơ quan chức năng
Quy trình nộp phạt hành chính tại các cơ quan chức năng

Một số câu hỏi liên quan

Nắm rõ luật khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cũng như quyền lợi cho bản thân. Trên thực tế, nhiều trường hợp vì không nắm được luật nên đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho chính bản thân và những người xung quanh. Dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin thêm về các vấn đề xoay quanh lỗi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông của ô tô.

Vượt đèn đỏ nhưng rẽ phải thì có bị xử phạt không?

Trên một vài cung đường, bạn sẽ thấy xuất hiện biển báo “Đèn đỏ được phép rẽ phải”. Tuy nhiên, không phải cứ rẽ phải ở đường nào cũng được, nếu tự ý rẽ phải ở những đường không có biển báo là bạn đã vi phạm quy định.

Được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu có biển báo cho phép
Được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu có biển báo cho phép

Theo điều khoản trong luật giao thông đường bộ năm 2018, đèn giao thông màu xanh là được phép di chuyển, màu vàng là dừng lại trước vạch, màu đỏ là không được phép di chuyển. Trong trường hợp có xuất hiện biển báo được rẽ phải khi đèn đỏ thì bạn có thể di chuyển mà không sợ bị phạt. Ngược lại, nếu không có biển báo nhưng vẫn rẽ phải khi đèn đỏ, bạn sẽ có thể bị phạt tiền từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền giấy phép lái xe.

Xe vượt đèn vàng có bị vi phạm và xử phạt hành chính không?

Khi tín hiệu đèn vàng xuất hiện (trừ tín hiệu đèn nhấp nháy), người tham gia giao thông phải dừng lại ở trước vạch dừng. Khi thấy xuất hiện đèn vàng – đèn báo hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, các phương tiện phải đi giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.

Tìm hiểu thêm: Xe Biển Số Vàng Là Gì? Xe Nào Được Lắp Biển Số Vàng?
Khi gặp đèn vàng vẫn cố tình vượt cũng bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ
Khi gặp đèn vàng vẫn cố tình vượt cũng bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ

Trường hợp khi đã xuất hiện đèn vàng nhưng người điều khiển ô tô vẫn cố tình vượt thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể, mức phạt dành cho xe ô tô là từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (giống như vượt đèn đỏ).

Những trường hợp được phép vượt đèn đỏ mà không bị phạt hành chính

Trong một vài trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông có thể vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt. Những trường hợp đặc biệt kể trên đó là:

  • Trường hợp xe ưu tiên (xe cứu hoả, cứu thương, xe quân sự, xe hộ đê).
  • Trường hợp có hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông.
  • Trường hợp có biển báo được phép di chuyển.
  • Trường hợp vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt (sự kiện bất khả kháng, sự kiện bất ngờ hay mục đích phòng vệ chính đáng,…).
  • Trường hợp xuất hiện vạch kẻ kiểu mắt võng để tránh ùn tắc giao thông.
  • Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không có đủ năng lực trách nhiệm hành chính. 

Nắm rõ điều luật giao thông và tuân thủ là cách để bảo đảm an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về luật lệ khi tham gia giao thông cũng như mức phạt ô tô vượt đèn đỏ hiện hành. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.