Tìm Hiểu Biển Cấm Đi Ngược Chiều Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết

Bạn đã từng gặp tình huống lạc đường hoặc đi ngược chiều trong các khu đô thị lớn? Điều này không chỉ gây phiền toái và mất thời gian, mà còn rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Do đó, việc quan sát và có hiểu biết về biển cấm đi ngược chiều trên các tuyến đường một chiều là vô cùng quan trọng nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc. Vậy biển cấm đi ngược chiều là biển nào? Ý nghĩa, dấu hiệu nhận biết và các mức phạt khi vi phạm ra sao? Cùng chúng Thế Giới Lexus tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Biển cấm đi ngược chiều nhận biết như thế nào?

nhan-biet-bien-cam-di-nguoc-chieu
Tìm hiểu về biển báo cấm đi ngược chiều

Một trong những nét đặc trưng của các loại biển báo cấm là có dạng hình tròn với màu đỏ và trắng chiếm chủ đạo, biến báo cấm đi ngược chiều cũng thuộc một trong những số đó.

Xét theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, biển báo cấm đi ngược chiều có dạng hình tròn, một vạch trắng ngang ở giữa nền đỏ của biển báo.

Biển cấm đi ngược chiều hiện nay được làm bằng chất liệu tôn mạ kẽm có màng phản quang giúp người điều khiển phương tiện giao thông dễ dàng nhìn thấy khi trời tối hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. 

Biển số P.102 “Cấm đi ngược chiều” là: Cấm tất cả các loại phương tiện xe cơ giới, xe thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, ngoại trừ những loại xe được ưu tiên theo quy định.

Vị trí đặt biển báo: Biển báo đường 1 chiều thường được đặt ở ngay đầu đường 1 chiều nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được đây là biển báo cấm đi ngược chiều.

TÌM HIỂU THÊM: Biển báo tốc độ có những loại nào? Những điều cần chú ý

Ý nghĩa cụ thể của biển cấm đi ngược chiều

bien-xam-xe-nguoc-chieu
Tìm hiểu ý nghĩ của biển cấm ngược chiều

Theo quy chuẩn Quốc gia về báo hiệu đường bộ, biển báo cấm đi ngược chiều cấm tất cả các loại phương tiện bao gồm các loại xe cơ giới và xe thô sơ đi vào theo chiều đặt biển trừ những loại phương tiện hiện được ưu tiên ở Khoản 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ, cụ thể là: xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe cứu thương, xe hộ đê… đang tham gia làm nhiệm vụ.

Biển báo giao thông cấm đi ngược chiều không cấm người đi bộ đi ngược chiều trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường. Còn lại, tất cả các loại phương tiện không được phép đi vào đoạn đường có biển báo này đặt ở đầu, ngoại trừ những loại xe kể trên.

Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định về chiều ngược lại của chiều đặt biển báo cấm đi ngược chiều P.102 chính là chiều đi thuận. Đồng nghĩa với việc rằng hướng đi cùng chiều với chiều đặt biển báo là hướng đi bị cấm, các phương tiện giao thông phải đi ngược chiều với chiều đang đặt biển báo. Các phương tiện đang di chuyển ngược chiều đặt biển báo thì không được quay đầu xe và di chuyển cùng chiều với chiều đang đặt biển báo.

ĐỌC NGAY: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm và mức phạt mới nhất 2024

Phương tiện nào được đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì các phương tiện sau đây được phép đi vào đường ngược chiều trong khi đang làm nhiệm vụ và phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
  • Xe quân sự và xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp hoặc đoàn xe mà có xe cảnh sát dẫn đường;
  • Xe cứu thương đang trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cấp cứu;
  • Xe hộ đê, xe đi làm các nhiệm vụ khắc phục sự cố về thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định đã ban hành của pháp luật.

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với các loại phương tiện

Mức phạt đối với lỗi vi phạm đi ngược chiều hiện được quy định chi tiết tại Nghị định số 100 năm 2019 được Chính phủ ban hành và được áp dụng từ ngày 01/01/2020. Theo đó, mức phạt đối với lỗi này hiện đã tăng đáng kể so với mức phạt được quy định trước đó ở trong Nghị định 46 năm 2016.

Cụ thể, đối với các hành vi khi đi ngược chiều (trừ trường hợp xe ưu tiên đang phải thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp), mức phạt sẽ được quy định như sau:

STT Phương tiện Mức phạt thuộc Nghị định 100 (đang có hiệu lực) Mức phạt thuộc Nghị định 46 (đã hết hiệu lực)
1 Ô tô 3 – 5 triệu đồng 800.000 – 1,2 triệu đồng
2 Xe máy 1 – 2 triệu đồng 300.000 – 400.000 đồng
3 Xe đạp 200.000 – 300.000 đồng 100.000 – 200.000 đồng

Ngoài mức phạt tiền như trên, người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng từ 1 – 3 tháng. 

Trong trường hợp khi vi phạm lỗi đi ngược chiều mà người điều khiển phương tiện còn gây ra tai nạn giao thông thì sẽ có mức phạt cao hơn đáng kể, thậm chí là phạt hình sự. Cụ thể, mức phạt sẽ từ 10 – 20 triệu đồng đối với ô tô và từ 4 – 5 triệu đồng đối với xe máy. 

Đặc biệt, đối với xe ô tô khi đi ngược chiều trên đường cao tốc thì mức phạt sẽ từ 16 – 18 triệu đồng và kèm theo tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 – 7 tháng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về biển cấm đi ngược chiều và các mức phạt được đưa ra đối với lỗi đi ngược chiều. Hy vọng qua bài viết này của Thế Giới Lexus, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về biển báo cấm này để có thể tham gia giao thông một cách văn minh và đảm bảo an toàn cho người thân cũng như cho những người xung quanh. 

ĐỌC THÊM: Tìm hiểu về đường 2 chiều và cách nhận biết nhanh nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.