Hiện nay, độ xe ngày càng được yêu thích và đã trở thành trào lưu của nhiều chủ xe. Tuy nhiên, không ít người còn đang phân vân lo sợ độ xe sẽ bị xử phạt. Vậy độ xe ô tô có bị phạt không và mức xử phạt như thế nào? Để có thêm thông tin hữu ích về vấn đề trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thế giới Lexus.
Tìm hiểu độ xe ô tô có bị phạt không?
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Luật Giao thông đường bộ ghi rõ, xe không được thay đổi màu sơn và thiết kế so với ban đầu. Hành vi cố tình thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng giấy đăng ký thì chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền.
Xem thêm: Độ Mâm Xe Ô Tô – Những Thông Tin Quan Trọng Bạn Cần Biết
Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán rất cẩn thận, đồng thời đưa vào thử nghiệm trước khi tung ra sản phẩm mới. Một trong những tiêu chuẩn bắt buộc phải có đó là chiếc xe đó phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất có thể sẽ khiến xe bị thay đổi về mặt cấu tạo, hình dáng, vị trí các chi tiết,… từ đó có thể sẽ gây ra tai nạn giao thông.
Ví dụ đơn giản nhất, bạn thay đổi bóng đèn nhưng chiếc bóng thay thế đó lại sai tiêu chuẩn. Điều này sẽ khiến người đi đường bị chói mắt, dễ gây tai nạn. Hoặc ví dụ khác, bạn thay lốp xe nhưng lốp sai kích thước khiến chiếc xe chạy nhanh hơn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề an toàn giao thông.
Do đó, tất cả các trường hợp độ xe không tuân theo quy định, quy chuẩn về mặt kỹ thuật, dễ gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông đều sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Dù bất cứ đâu, việc độ xe đều phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo hướng an toàn cũng như hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tại Việt Nam, việc độ xe thay thế các phụ kiện bên ngoài không làm ảnh hưởng tới an toàn nên không bị cấm. Tuy nhiên, nếu độ xe làm thay đổi kết cấu, cấu tạo, hệ thống máy móc, hệ thống điện của sẽ thì không được phép. Điển hình như một số hoạt động độ để tăng công suất động cơ, thay đèn, độ vành, thay lốp hay đổi màu sơn đều sẽ bị cấm.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với các trường hợp ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng,… với chủ xe có hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, động cơ, tự ý thêm bớt ghế, giường nằm, tự ý thay đổi tính năng xe. Mức phạt sẽ tùy thuộc vào từng sai phạm và từng loại xe.
Các mức phạt nếu tự ý độ xe ô tô
Từ những thông tin trên chúng ta có thể tự trả lời được cho câu hỏi độ xe ô tô có bị phạt không. Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc tự ý thay đổi kết cấu và hiện trạng của xe ô tô sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt này sẽ tùy thuộc vào những động thái, hành vi của chủ xe tác động lên phương tiện.
Tham khảo: Độ Loa Xe Ô Tô – Những Kiến Thức Cơ Bản Nhất Định Bạn Phải Biết
Cụ thể, phạt từ 6 – 8 triệu VNĐ (đối với cá nhân) và 8 – 16 triệu VNĐ (đối với tổ chức) khi tự ý thay đổi tổng thể khung xe, động cơ, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động của xe. Hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng và kích thước xe không đúng như thiết kế của nhà sản xuất đăng ký với cơ quan đăng ký xe hay thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt từ 2 – 4 triệu VNĐ (đối với cá nhân) và 4 – 8 triệu VNĐ (đối với tổ chức) khi chủ xe tự ý cắt, hàn, đục khung hay số xe. Hoặc trường hợp phương tiện đã bị đục, cắt, hàn khung và số xe đang tham gia giao thông.
Phạt từ 300.000 – 400.000 VNĐ (đối với cá nhân) và 400.000 – 800.000 VNĐ (đối với tổ chức) khi tự ý thay đổi màu sơn không đúng màu đã đăng ký trên giấy tờ đăng ký xe.
Những lưu ý để không bị phạt
Độ xe là sở thích của rất nhiều người. Nó không chỉ giúp chiếc xe trở nên tiện nghi hơn, thẩm mỹ hơn mà còn giúp nâng tầm đẳng cấp của xe. Tuy nhiên, với việc phân vân xem độ xe ô tô có bị phạt không thì làm thế nào để vẫn thỏa mãn đam mê mà không bị phạt. Dưới đây là một số “tuyệt chiêu” giúp bạn xử lý thông minh khi gặ vấn đề này. Theo đó, khi tiến hành độ xe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tìm hiểu thêm: Độ Xe Ô Tô Cũ – Những Chi Tiết Cần Độ Và Điều Cần Lưu Ý
- Tuyệt đối không làm thay đổi kích thước của xe dù bạn độ bộ phận, chi tiết nào đi chăng nữa vì nếu không chắc chắn bạn sẽ bị cảnh sát giao thông “hỏi thăm” khi đi trên đường.
- Tuyệt đối không làm thay đổi thiết kế của xe, đặc biệt là việc thêm, bớt vì chúng sẽ khiến ảnh hưởng tới chất lượng an toàn của xe.
- Không thay đổi màu của xe, đồng thời không dán decal phủ kín lên xe.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi độ xe ô tô có bị phạt không và các khung hình phạt cụ thể đối với từng loại vi phạm. Mọi sự thay đổi trên chiếc xe không được phép trong luật giao thông đường bộ đều có thể sẽ khiến bạn mất khá nhiều tiền. Cho nên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi độ xe để không bị mất tiền oan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!