Biển Báo Nguy Hiểm Là Gì? Danh Sách Biển Báo Nguy Hiểm Cần Nhớ

Khi tham gia giao thông, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều biển hiệu giao thông tại đầu các đoạn đường. Biển hiệu giao thông được chia ra thành nhiều loại khác nhau, nhằm mục đích hướng dẫn và thông báo đến tài xế các thông tin quan trọng. Trong bài viết hôm nay, Thế Giới Lexus sẽ đề cập đến nhóm biển báo cảnh báo này. 

Biển báo nguy hiểm là gì? Đặc điểm và ý nghĩa

Nói sơ qua về biển báo giao thông, đó chính là những loại biển hiệu được dựng lên ở các đầu đường, đầu phố, ven đường,… nhằm mục đích cung cấp đến người điều khiển phương tiện những chỉ dẫn cần thiết để lưu thông an toàn. Biển báo giao thông ở nước ta được phân chia ra thành 5 loại lớn, đó chính là biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và cuối cùng là biển phụ.

Tham khảo: Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Là Gì? Một Số Biển Báo Thường Gặp
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo quan trọng trong giao thông đường bộ
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo quan trọng trong giao thông đường bộ

Chi tiết hơn về biển báo nguy hiểm, đây là một trong những nhóm biển báo quan trọng trong giao thông đường bộ. Nhóm biển báo này nhằm thông tin đến người đi đường những tình huống nguy hiểm có thể phát sinh khi di chuyển trên đoạn đường phía trước. Từ đó nhắc nhở người điều khiển xe phải thật cẩn thận, ứng phó kịp thời. Thông thường, khi đi trên đường mà bạn bắt gặp phải loại biển báo này, hãy chú ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận. 

Đặc điểm đến nhận biết được nhóm biển báo nguy hiểm trên đường:

  • Là loại biển hiệu có hình tam giác đều. Loại biển báo này thường có đỉnh hình tam giác đều hướng lên trên, duy chỉ có biển hiệu W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tam giác hướng ngược xuống dưới. 
  • Nền của biển hiệu được sơn màu vàng, có viền đỏ.
  • Chính giữa biển hiệu là một số, chữ hoặc hình vẽ màu đen để giải thích ý nghĩa của biển báo.

Nhóm biển hiệu nguy hiểm có bao gồm tất cả 47 loại, được đánh số theo thứ tự từ 201 đến 247, ý nghĩa từng biển được quy định rõ ràng trong quy chuẩn số 41.

Một số biển báo thường bắt gặp trên đường

Để giúp các bạn nắm vững được về ý nghĩa biển báo khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, chúng tôi sẽ thông tin về một số biển báo nguy hiểm thường gặp nhất ngay dưới đây:

Xem ngay: Biển Báo Đường Ưu Tiên Là Gì? Hướng Dẫn Cách Đi Đúng Chuẩn
Ý nghĩa các loại biển báo thường gặp trên đường
Ý nghĩa các loại biển báo thường gặp trên đường
  • Biển báo số 201a – “Chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên trái”: Đoạn đường phía trước có ngoặt hướng bên tay trái.
  • Biển báo số 201b – “Chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên phải”: Đoạn đường phía trước có ngoặt hướng bên tay phải.
  • Nhóm biển báo số 202 – “Nhiều chỗ ngoặt liên tiếp”: Cảnh báo sắp đến đoạn có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp theo hướng tay trái (biển 202a) hoặc hướng tay phải (biển 202b).
  • Nhóm biển báo số 203 – “Đường bị hẹp”: Cảnh báo sắp đến đường bị hẹp về cả 2 phía (biển 203a) hoặc đường bị hẹp về phía bên trái (biển 203b)/bên phải (biển 203c).
  • Biển báo số 204 – “Đường hai chiều”: Báo hiệu đoạn đường phía trước khó khăn hoặc đang được sửa chữa, do đó đoạn đường sẽ phải tổ chức lại cho phương tiện đi 2 chiều trên cùng một phần đường.
  • Nhóm biển báo số 205 – “Đường giao nhau cùng cấp”: Báo hiệu sắp đến đoạn giao nhau giữa các đoạn đường trên cùng một mặt bằng.
  • Biển báo số 206 – “Giao nhau, chạy theo vòng xuyến”: Biển báo đặt trước đoạn giao nhau có bố trí để đảm bảo an toàn giữa các nút giao. Các phương tiện cần chạy theo hướng mũi tên ở vòng xuyến.
  • Nhóm biển báo số 207 – “Giao nhau với đường không ưu tiên”: Đoạn đường phía trước sắp giao với đường không được ưu tiên.
  • Biển báo số 210 – “Giao với đường sắt có rào chắn”: Đoạn phía trước sẽ giao giữa đường bộ và đường sắt, có rào chắn kín hoặc rào chắn nửa kín, có nhân viên ngành đường sắt ở đó để điều khiển.
  • Biển báo số 211a – “Giao với đường sắt không có rào chắn”: Báo hiệu đoạn đường phía trước giao giữa đường bộ với đường sắt mà không có rào chắn và không có nhân viên ngành đường sắt điều khiển.
  • Biển báo số 212 – “Cầu hẹp”: Đoạn phía trước là cầu có chiều rộng phần xe chạy được bằng hoặc nhỏ hơn 4,5m.
  • Biển báo số 213 – “Cầu tạm”: Đoạn phía trước là cầu tạm thời cho phương tiện qua lại.
  • Biển báo số 219 và 220 – “Dốc xuống/dốc lên nguy hiểm”: Báo hiệu đoạn dốc phía trước nguy hiểm.
  • Nhóm biển số 221 – “Đường không bằng phẳng”: Báo hiệu đoạn đường phía trước có mặt đường lồi lõm (biển số 221a) hoặc đường có những gờ nhân tạo để giảm tốc độ (biển số 221b).
  • Biển số 224 – “Đường cho người đi bộ cắt ngang”: Các loại phương tiện khi đi qua điểm giao với đường dành riêng cho người đi bộ thì phải nhường.
  • Biển số 227 – “Công trường”: Đoạn phía trước đang được tu sửa, có người và máy móc làm việc trên đường. Người điều khiển xe cơ giới phải giảm tốc độ, không được làm nguy hiểm đến người và máy móc đang làm việc.
  • Biển số 228 – “Đá lở”: Sắp đến khu vực có đất đá phía trên sạt lở, hạn chế di chuyển vào thời tiết xấu hay dừng xe sau trận mưa lớn.
  • Biển số 231 – “Thú rừng vượt qua đường”: Đoạn đường thường xuyên có thú rừng vượt qua.
  • Nhóm biển số 246 – “Chú ý chướng ngại vật”: Thông báo có chướng ngại vật phía trước, đi được theo cả 2 chiều (biển số 246a) và chỉ đi được theo chiều trên mũi tên trên biển báo (biển số 246b và 246c).
Đọc thêm: Biển Báo Hiệu Lệnh Là Gì? Ý Nghĩa Của Từng Loại Biển Báo
Hình ảnh tổng hợp tất cả các loại biển hiệu nguy hiểm
Hình ảnh tổng hợp tất cả các loại biển hiệu nguy hiểm

Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến loại biển báo nguy hiểm mà chúng tôi muốn đề cập đến cho bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về nhóm biển báo này, từ đó nắm vững để tham gia giao thông một cách an toàn.

Xem thêm: Biển Báo Cấm Là Gì, Đặc Điểm Và Một Số Lưu Ý Mà Bạn Cần Biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.