Do đời sống phát triển, nhu cầu mua xe của người dân ngày càng được nâng cao. Kéo theo đó là sự phát triển của các đơn vị bảo hiểm với các gói dịch vụ đa dạng. Trong đó, gói bảo hiểm thân vỏ ô tô với mức giá và quyền lợi khác nhau được nhiều chủ xe quan tâm tìm hiểu. Để có thêm thông tin về loại bảo hiểm này, các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây của Thế giới Lexus.
Bảo hiểm thân vỏ ô tô là gì? Chúng có tác dụng gì?
Nếu không may xảy ra va chạm, bạn có thể tốn kém từ vài triệu tới hàng chục triệu để sửa chữa, nhất là những dòng xe đắt tiền. Vậy nên bảo hiểm thân vỏ xe ô tô sẽ là loại hình bảo hiểm ô tô dành cho phần phụ kiện bên ngoài của xe. Chúng bao gồm các bộ phận cấu thành nên thân cỏ như: Ca-bin, ca lăng, chắn bùn, capo, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, vỏ kim loại,…
Trong trường hợp xe gặp sự cố gây thiệt hại tới những bộ phận vừa kể trên, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả khoản phí cho việc sửa chữa và khắc phục hư hỏng.
Tuy nhiên, khoản thanh toán này chỉ nằm trong những điều khoản và nội dung mà cả hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bởi đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên mức phí là do sự thỏa thuận của bên công ty bảo hiểm và người sử dụng. Thông thường, mức phí bảo hiểm này sẽ do công ty bảo hiểm xây dựng và ban hành theo các mức phí khác nhau. Nếu khách hàng cảm thấy phù hợp thì họ sẽ lựa chọn gói dịch vụ bảo hiểm của công ty đó.
Bảo hiểm vật chất và bảo hiểm thân vỏ có sự khác biệt lớn nhưng nhiều người lại lầm tưởng đây là một. Theo đó, bảo hiểm thân vỏ là loại chỉ dành riêng cho thân vỏ và khung và gầm. Còn bảo hiểm vật chất là loại bảo hành cho tổng thể một chiếc xe như: Thân vỏ, mất cắp, thủy kích, hệ thống điện, đồ nội thất,…
Nhiều người cho rằng, việc đăng ký bảo hiểm thân vỏ xe không có ý nghĩa gì nếu như họ đi cẩn thận. Tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta khó tránh khỏi các tình huống bất ngờ như va quệt hay bị xe khác đâm vào. Đây sẽ là thời điểm mà bạn cần tới bảo hiểm thân vỏ.
Hình thức các gói bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Phần lớn, các đơn vị bảo hiểm sẽ có một gói bảo hiểm cơ bản và từ đó mở rộng ra các gói tùy chọn khác theo nhu cầu của chủ xe. Bảo hiểm cơ bản là gói bảo hiểm có khung cơ sở với mục đích bảo vệ chủ xe trong trường hợp xe có hư hỏng, va chạm bên ngoài khiến máy móc hư hỏng. Chủ xe có thể mua thêm các gói bảo vệ kèm theo như thủy kích, cháy nổ, mất cắp bộ phận,…
- Mất cắp bộ phận: Chủ xe sẽ được đơn vị bảo hiểm bồi thường khi có bộ phận nào trên xe bị trộm. Các hãng bảo hiểm thường sẽ giới hạn số lần mất cắp trong một năm và căn cứ vào tình trạng mất cắp trên thực tế để bồi thường. Những bộ phận thường mất cắp phổ biến nhất là logo, gương, camera lùi,…
- Thủy kích, ngập nước: Đây là những sự cố nặng nên thường chủ xe phải mua thêm nếu đang sinh sống tại khu vực thường xuyên bị ngập nước. Khi đăng ký gói bảo hiểm, chủ xe sẽ được hỗ trợ 100% chi phí sửa chữa. Khách hàng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ vài triệu, cho tới vài trăm triệu với những chiếc xe sang bị hư hỏng.
- Cháy nổ: Trường hợp xảy ra sự cố về cháy nổ do nguyên nhân từ bên ngoài hoặc từ xe, chủ sở hữu xe có thể được bồi hoàn mức phí tương ứng để mua xe mới. Hoặc bạn sẽ được bảo hiểm mua một chiếc xe tương tự để thanh toán rủi ro.
- Bảo hiểm miễn thường: Miễn thường là giới hạn tổn thất mà công ty bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm. Mức giá miễn thường bảo hiểm thân vỏ ô tô thường là 500.000 đồng đến 2 triệu đồng. Chẳng hạn, nếu khách hàng mua bảo hiểm với mức miễn thường là 1 triệu thì khi người dùng mang xe đi sửa chữa, chi phí sửa chữa hết 3 triệu, bảo hiểm sẽ chi trả 2 triệu còn lại bạn chịu 1 triệu.
- Bảo hiểm toàn bộ: Khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ các khoản chi phí hư hỏng từ thân vỏ, máy móc, thủy kích, cháy nổ, mất cắp. Khi chủ sở hữu xe tham gia gói bảo hiểm toàn bộ còn được bảo hiểm chi trả chi phí đi lại trong thời gian xe nằm xưởng. Đương nhiên, mức phí của gói bảo hiểm toàn bộ sẽ rất cao.
Quyền lợi khi đăng ký tham gia bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Khi tham gia bảo hiểm, tùy theo nhu cầu, yêu cầu của chủ xe cũng như các quy tắc bảo hiểm mà chủ xe tham gia. Bạn có thể có các phạm vi quyền lợi bảo hiểm nhất định sau khi phát sinh thiệt hại trên chiếc xe của mình. Cụ thể:
- Khi bị tai nạn ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe/lái xe trong trường hợp như lật, đâm va, đổ, rơi, hỏa hoạn, chìm, cháy nổ, bị các vật thể khác rơi hoặc va chạm vào.
- Mất cắp một vài bộ phận hoặc bị mất cắp toàn bộ xe.
- Các tai nạn bất khả kháng do thiên tai như bão, lũ, sạt lở, động đất, sét đánh, sóng thần, mưa đá,…
- Chi phí cầu kéo, sạc nổ động cơ nếu có và của từng công ty bảo hiểm áp dụng với phạm vi khác nhau.
Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho các chi phí phát sinh do chủ xe thực hiện nhằm cứu chữa hoặc cứu giúp,… với mục đích ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm do rủi ro gây nên.
Có nên mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô không?
Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng xe ô tô hiện nay tại thị trường Việt Nam cũng kéo theo các đơn vị bảo hiểm ra đời. Bạn có thể tham khảo lựa chọn những đơn vị uy tín, có nhiều chính sách ưu đãi để tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo tài sản tốt hơn khi không may gặp phải rủi ro.
Việc có nên mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô không sẽ tùy theo nhu cầu và tình trạng kinh tế của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có điều kiện mua xe thì cũng nên mua thêm loại bảo hiểm này để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Đặc biệt, trong những tình huống sau đây, các bạn cần mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Chẳng hạn như những lần đầu mua xe ô tô, người mới lái xe, đối tượng sinh sống tại khu vực thường xuyên xảy ra hiện tượng thủy kích, cháy nổ,… Các trường hợp này đều sẽ được bảo hiểm chi trả nên nếu bạn đang thuộc nhóm đối tượng này thì nên đăng ký tham gia bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm vật chất.
Quy trình và thủ tục làm bảo hiểm ô tô mà bạn cần biết
Theo đó, nếu không may xảy ra tai nạn, để có thể nhận được mức phí bồi thường từ đơn vị bảo hiểm, các bạn có thể thực hiện theo quy trình và thủ tục cơ bản như sau:
Thông báo cho đơn vị bảo hiểm về diễn biến tai nạn khi xảy ra sự cố
Khi xảy ra tổn thất, chủ xe có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm để yêu cầu xử lý bồi thường theo một trong các cách như sau:
- Bạn có thể gọi ngay cho số hotline có ghi trên phiếu bảo hiểm của bạn để thông báo về sự cố.
- Hoặc, liên hệ với cán bộ kinh doanh để yêu cầu hỗ trợ.
Thông tin báo cáo cần có: Tên, số điện thoại của người thông báo, biển số xe, ngày giờ, địa điểm và diễn biến tai nạn. Đây là quy định bắt buộc chủ xe phải tuân theo nhằm đảm bảo được hưởng toàn bộ quyền lợi, nếu bạn không muốn bị phạt chế tài trong quá trình thực hiện bảo hiểm. Trong một số trường hợp, đơn vị bảo hiểm còn từ chối bồi thường nếu bạn vi phạm quy định này.
Giám định tổn thất
Lúc này, cán bộ Giám định sẽ tới hiện trường nơi xảy ra tai nạn – sự cố để điều tra. Trừ một số trường hợp như:
- Điều kiện khách quan không cho phép tới hiện trường để thực hiện việc giám định.
- Tổn thất đơn giản và dễ xác định nguyên nhân cũng như mức độ thiệt hại.
- Vụ tai nạn đã được đội cảnh sát giao thông giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quy trình tiến hành giám định bồi thường bảo hiểm ô tô
Trong vòng 2 tiếng kể từ khi chiếc xe của bạn được đưa về xưởng, giám định viên của đơn vị bảo hiểm sẽ tiến hành giám định thiệt hại xe. Lúc này, các công ty bảo hiểm sẽ ủy quyền hoàn toàn cho Giám định viên trong việc quyết định sửa chữa hay thay tế với hạng mục tổn thất tương ứng. Kết quả về phương án khắc phục sẽ được ghi tại Biên bản giám định có chữ ký của Giám định viên và đại diện của công ty bảo hiểm.
Xử lý bồi thường
Sau khi xe đã được sửa chữa xong và hồ sơ đã hoàn thiện đầy đầy đủ, hợp lệ thì trong vòng 2 ngày làm việc đơn vị bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh lý chi phí tại xưởng sửa chữa thuộc hệ thống liên kết của ibaohiem theo quy định.
Lúc này, khách hàng chỉ cần ký xác nhận biên bản nghiệm thu, hợp đồng, thanh lý (nếu có) và nhận xe.
Giá bảo hiểm thân vỏ ô tô là bao nhiêu?
Giá bảo hiểm thân vỏ ô tô được tính cụ thể theo giá trị của từng chiếc xe, chúng được dựa trên phần trăm nhân với giá trị xuất hóa đơn. Với những chiếc xe mới mua thì giá trị xe sẽ tính theo giá niêm yết của hãng xe công bố ra thị trường.
Trường hợp những chiếc xe đã qua sử dụng thì giá trị của xe sẽ được tính bằng tỷ lệ % tối thiểu chất lượng còn lại của xe, nhân với giá trị xe mới 100%. Trong đó, tỷ lệ % tối thiểu chất lượng của một chiếc xe ô tô còn lại sẽ được quy định rõ ràng như sau:
- Thời gian sử dụng xe dưới khoảng thời gian 1 năm thì tỷ lệ % là 100%.
- Thời gian ô tô đã sử dụng từ 1 – 3 năm thì tỷ lệ % là 85%.
- Thời gian ô tô đã sử dụng từ 3 – 6 năm, tỷ lệ % là 705.
- Xe ô tô đã qua sử dụng từ 6 – 10 năm, tỷ lệ % là 70%.
- Trường hợp là xe ô tô đã có thời gian sử dụng trên 10 năm, tỷ lệ % xe lúc này là 40%.
Giá trị của xe hơi sẽ được tính theo thời điểm giá xe niêm yết bằng giá thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm vỏ xe ô tô. Theo đó, mức khấu trừ tối thiểu với xe không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận tải là 500.000 đồng/vụ. Trong trường hợp là xe sử dụng cho kinh doanh vận tải, mức phí là 1.000.000 đồng.
Mức phí bảo hiểm thân vỏ ô tô của các hãng bảo hiểm hiện nay khoảng 1.4% – 2% giá trị của xe, tùy theo điều khoản cũng như giá trị bồi hoàn mà chủ xe nhận được.
Chẳng hạn, trong trường hợp giá xe là 800 triệu đồng, xe mới hoàn toàn thì tỷ lệ là 100%. Lúc này khách hàng sẽ nhận được mức phí bảo hiểm là 1.4%. Theo đó, cách tính bảo hiểm thân vỏ xe ô tô như sau:
1.4% x 800 triệu đồng = 11.2 triệu.
Các trường hợp chủ xe không được bồi thường
Việc giải quyết quyền và lợi ích sẽ được thực hiện theo các thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm cũng như xử lý theo quy tắc bảo hiểm của các đơn vị bảo hiểm. Thông thường các khách hàng tham gia bảo hiểm mà không cần xác định lỗi của chủ xe, chỉ cần các sự kiện bảo hiểm này xảy ra thì đơn vị bán bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp doanh nghiệp bán bảo hiểm không phải thực hiện việc đền bù, chẳng hạn:
- Khối động cơ, hệ thống điện phục vụ động cơ và hệ thống nhiên liệu.
- Hộp số, toàn bộ trục và khớp cát đăng.
- Hệ thống treo trước, hệ thống treo sau và hệ thống lái.
- Két nước, két dầu.
- Cầu trước, cầu sau và toàn bộ bốn bánh xe, cơ cấu phanh.
Với những trường hợp tai nạn liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba thì chủ sở hữu xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền chủ xe đã nhận bồi thường cho đơn vị bảo hiểm kèm theo đó toàn bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết. Đây là một trong những trách nhiệm của chủ sở hữu xe khi tham gia bảo hiểm xe. Nếu bạn không thực hiện, đơn vị bảo hiểm sẽ từ chối 1 phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường có trong hợp đồng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô tương ứng với thiệt hại xe.
Về nguyên tắc, phương tiện gây tai nạn sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ xe đã tham gia bảo hiểm thân vỏ xe, nếu như họ có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Vậy nên bạn có thể chọn cách quản lý rủi ro tài chính cho chính mình bằng cách đăng ký loại bảo hiểm tự nguyện này. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện môi trường sống mà bạn hãy lựa chọn cho mình gói mua phù hợp.
Nên mua bảo hiểm thân vỏ của hãng nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô với những ưu – nhược điểm riêng. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ để chọn hãng bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình. Các bạn nên trực tiếp gọi tới số hotline của các hãng bảo hiểm để tự tư vấn để so sánh và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Dưới đây là top 5 công ty bảo hiểm ô tô uy tín nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo lựa chọn. Bên cạnh những quyền lợi cơ bản, các hãng bảo hiểm này còn có thêm một vào quyền lợi nổi bật để cạnh tranh nhau. Cụ thể:
- Bảo hiểm Bưu điện – PTI: Có hỗ trợ chi phí đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất với mức giá lên tới 20 triệu đồng/vụ.
- Bảo hiểm Bảo Việt: Đơn vị sẽ bồi thường toàn bộ chi phí sơn lại xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư hỏng do tai nạn gây ra.
- Bảo hiểm Pjico: Hỗ trợ cứu hộ xe miễn phí trong phạm vi 70km tính từ trung tâm cứu hộ của Pjico gần đó nhất.
- Bảo hiểm quân đội MIC: MIC sẽ bồi thường cho chủ xe mức tối đa bằng giá trị bảo hiểm hoặc theo số tiền mà chủ xe đã yêu cầu đăng ký.
- Bảo hiểm dầu khí PVI: Giúp chủ xe thanh toán chi phí sửa chữa, thay mới các chi tiết thân vỏ bị hỏng hóc trong các trường hợp va chạm bất kỳ hoặc trả tiền cho chủ xe để bạn tự thay tế hay khắc phục chiếc xe.
Tham khảo ngay: Tìm Hiểu Bảo Hiểm 2 Chiều Bảo Việt -Phạm Vi Và Quyền Lợi Bảo Hiểm
Kinh nghiệm khi mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Để việc mua bảo hiểm xe ô tô được đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí và hữu dụng nhất, các bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:
- Lựa chọn đơn vị bảo hiểm uy tín, có nhiều ưu đãi và chính sách có lợi cho khách hàng.
- Nếu không hiểu rõ quy trình làm bảo hiểm thân vỏ ô tô, bạn có thể nhờ gara thực hiện việc này. Thông thường, mỗi gara sẽ có liên kết với 1 hãng bảo hiểm nhất định và họ sẽ rất vui lòng nếu bạn lựa chọn gara của họ để giao dịch với bên bảo hiểm. Lúc này, việc của bạn chỉ là đợi gara và bên bảo hiểm làm việc với nhau. Và bạn sẽ được hai bên thông báo các thông tin cụ thể sau đó.
- Bạn có thể nhờ gara thực hiện nhưng lưu ý nên chọn những đơn vị bảo hiểm gần nơi bạn sinh sống, thuận tiện cho việc đi lại.
- Tuy bạn đã đóng bảo hiểm nhưng không phải lúc nào bạn cũng được nhận bảo hiểm. Khi xảy ra va chạm, bạn phải gọi ngay cho đơn vị bảo hiểm. Đương nhiên, ngoài bên bảo hiểm ra thì vụ tai bạn còn có thêm 1 người nữa chính là bên va chạm với bạn. Chủ xe sẽ phải bảo lưu quyền khiếu nại và gửi yêu cầu tới bên thứ 3 có lỗi để yêu cầu được bồi thường. Nếu bạn có ý định bỏ qua cho người đâm mình vì một vài lý do nào đó thì bạn có thể không đòi được bồi thường trọn vẹn từ bên bảo hiểm.
Như chúng ta cũng biết, ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển mà chúng còn là tài sản có giá trị. Vậy nên việc đầu tư vào các gói bảo hiểm thân vỏ ô tô là điều cần thiết để giúp bạn hạn chế các rủi ro.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!