Thủy kích là gì? Cách chống xe bị thủy kích trong mùa mưa

 Xe bị thủy kích là ác mộng đối với nhiều người dùng xe ô tô. Đặc biệt với những người sống ở các thành phố lớn thường xuyên bị ngập khi mưa lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Vậy sự cố hư hỏng này thực sự là gì?

Tìm hiểu xe bị thủy kích là gì?

Xe bị thủy kích là gì?Hình ảnh gãy tay biên do cố gắng nhấn ga khi xe bị thủy kích

Xe bị thủy kích hay có tên tiếng anh Engine hydrolock, là hiện tượng nước tràn vào xe ô tô qua đường hút gió khi động cơ hoạt động và có thể làm chết máy đột ngột. Thủy kích có thể xảy ra với cả xe máy và xe ô tô.

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với vận tốc khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi “giặc nước” tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của khí nạp, trong khi đó nước không chịu nén nên chính lực ép này sẽ tạo ra phản lực, làm biến dạng các thanh truyền (tay biên) và piston. Khi thanh truyền cong quá sẽ bị gãy và chọc thủng thành động cơ, phá hủy máy.

So với động cơ xăng thì động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Bởi động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn và buồng cháy cũng nhỏ hơn, do đó lượng nước lọt vào động cơ dù ít  cũng có thể gây ra thủy kích. Bên cạnh đó, do mô men xoắn của động cơ diesel lớn hơn, tức là lực đẩy piston cũng nhiều hơn nên khi gặp thủy kích, động cơ diesel sẽ dễ hư hỏng hơn động cơ xăng.

Hậu quả của việc xe bị thủy kích

xe bị thủy kích và hậu quảHình ảnh cong tay biên do xe bị thủy kích

Thủy kích thường gây ra hậu quả khá nặng nề bởi hư hỏng nằm ở động cơ – “trái tim của xe”.

Tiếp đó, nước tràn vào khoang sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ thống điện và các phần liên quan như mô tơ điều khiển ghế, cảm biến đai an toàn, cảm biến túi khí,… Bên cạnh đó, những xe bố trí hộp ECU ở vị trí thấp cũng sẽ bị ướt, bị oxy hóa các chân cắm, có thể khiến các đi ốt bị nổ, các điểm tiếp xúc cũng bị mô ve điện, dẫn tới hiện tượng ăn mòn và đứt gãy.

Khi xe bị thủy kích, các bộ phận của hệ thống treo và truyền động có thể chưa bị ảnh hưởng tức thì, nhưng các dấu hiệu sẽ xuất hiện sau một thời gian sử dụng. Đa phần, các xe đã từng bị ngập nước sẽ có hiện tượng gắn bi, ổ trục kêu sau hơn 1 tháng.

Phần chịu ảnh hưởng nặng nề khác đó chính là nội thất xe. Bao gồm sàn xe, các đệm ghế, tappi cửa,… Nếu những phần này không được vệ sinh cẩn thận, sẽ làm cho toàn bộ nội thất bị ố mốc và mục nát sau một khoảng thời gian ngắn.

Chi phí sửa chữa trong trường hợp xe bị thủy kích cũng rất lớn. Thấp nhất là vài chục triệu đồng cao hơn có thể lên tới hàng trăm triệu. Đặc biệt với những siêu xe, chi phí khắc phục có thể lên tới cả tỷ  đồng, thậm chí hơn thế nữa.

Tham khảo: Kinh nghiệm mua xe cũ: Có nên mua xe bị ngập nước kích thủy

Cách lái xe trong vùng ngập nước để tránh bị thủy kích

Thuộc lòng những nguyên tắc cơ bản khi lái xe trong vùng ngập nước dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những thiệt hại do thủy kích gây ra.

-Tháo lọc gió động cơ để lấy gió trực tiếp vào khoang động cơ, bởi đây là vị trí cao nhất. Không nên lấy gió qua đường khí nạp theo xe, vì đây là vị trí thấp, có thể khiến xe dễ bị thủy kích hơn.

– Nếu đường ngập trên 25cm, lái xe không nên đi qua. Đồng thời luôn chú ý khi có xe đi gần, vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, khiến nước dâng cao hơn.

– Khi đi qua vùng ngập nước, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức vừa phải, giữ nổ tròn máy và lái xe thật bình tĩnh. Với xe số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Lưu ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua vùng ngập nước, vì nó có thể khiến xe bị chết máy.

– Hạn chế tối đa tăng ga đột ngột, bởi điều này có thể làm nước tràn qua lưới tản nhiệt và đổ vào ống hút. Bên cạnh đó, việc này cũng khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong thanh  truyền.

– Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, lái xe tuyệt đối không nên tìm cách khởi động lại mà nên rút khóa điện, nhờ người đẩy xe lên vị trí cao hơn và gọi cho đội cứu hộ.

– Trong khi đợi cứu hộ, chủ xe không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà nên chú ý tới mực nước. Nếu mức nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, không được mở cửa, vì sẽ làm nước tràn vào, gây hư hại các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, nên ra vào bằng cửa sổ.

– Khi đã đi qua chỗ ngập, người lái cần bình tĩnh đi tiếp một đoạn, sau đó rà phanh để loại bỏ bớt nước trên đĩa phanh rồi xuống kiểm tra lại gầm xe và động cơ.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản về xe bị thủy kích. Hi vọng với những thông tin trên, người dùng sẽ có được những sự lựa chọn phù hợp cho chiếc xế yêu của mình. Ngoài ra, với điều kiện thời tiết Việt Nam như hiện nay, người dùng cũng nên mua thêm bảo hiểm xe bị thủy kích để tránh những tổn thất sau này.

Hướng dẫn cách thay lốp dự phòng xe ô tô chỉ trong 1 nốt nhạc

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.