Khi tham gia giao thông, bạn cần nắm được những điều cảnh sát giao thông không được làm, để đảm bảo quyền lợi cũng như giữ bình tĩnh để làm việc với CSGT. Đồng thời, bạn sẽ hiểu hơn và tránh gặp phải trường hợp giả mạo hoặc bị sát phạt sai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những điều này trong bài viết.
Những điều cảnh sát giao thông không được làm là gì?
Cảnh sát giao thông là những người đại diện để thực thi pháp luật, giải quyết các vấn đề phát sinh trên đường. Mặc dù vậy, họ cũng có những quyền hạn và phạm vi nhất định, có những điều được phép làm cũng như những điều cảnh sát giao thông không được làm. Hãy cùng tìm hiểu!
Không tự ý bắt người điều khiển phương tiện dừng xe
Đây là trường hợp nhiều người thắc mắc nhất. Khi tham gia giao thông, mặc dù không vi phạm lỗi nào nhưng vẫn bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, điều này đã làm không ít người bối rối.
Xem thêm: Lỗi Đè Vạch Xương Cá Là Gì? Mức Xử Phạt Tối Đa Là Bao Nhiêu?
Dựa theo Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ công an, CSGT không có quyền tự ý bắt người điều khiển phương tiện dừng xe, trừ những trường hợp như sau:
- Trường hợp đã ghi nhận được hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác (có thể phát hiện trực tiếp hoặc thông qua các công nghệ kỹ thuật nghiệp vụ).
- Trường hợp thực hiện mệnh lệnh kế hoạch tổng kiểm soát, tuần tra theo chuyên đề đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua.
- Trường hợp có những tin báo, kiến nghị từ phía các cá nhân hoặc tổ chức khác về hành vi vi phạm pháp luật của người điều khiển phương tiện.
- Trường hợp có văn bản đề nghị từ phía Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng, từ các cơ quan chức năng liên quan về việc cho dừng phương tiện để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, đấu tranh chống tội phạm,…
Những điều cảnh sát giao thông không được làm là gì? Không được nhận tiền từ phía người dân
Dựa theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP về việc quy định hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật xử lý hành chính, CSGT không được lợi dụng chức vụ và quyền hạn của bản thân mình để sách nhiễu và nhận tiền (hoặc tài sản) của người vi phạm. Đồng thời, không được dung túng và bao che cho hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Nếu CSGT vi phạm hành vi này và bị phát hiện, hình thức kỷ luật cao nhất áp dụng có thể là buộc thôi công tác và đuổi ra khỏi ngành.
Không tự ý rút chìa khoá xe của người vi phạm giao thông
Theo Thông tư số 65 của Bộ Công an, khi CSGT tiếp xúc với dân phải giữ một thái độ có chừng mực, tận tụy và lễ phép, không được thể hiện sự hách dịch, chèn ép và to tiếng, có những hành vi doạ nạt.
Theo quy định, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe nếu họ vi phạm Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc tự ý rút chìa khoá xe là điều không được phép làm. Hiện chưa có bất kỳ một điều lệ nào cho phép CSGT được lấy chìa khoá phương tiện xe của người vi phạm.
Những điều cảnh sát giao thông không được làm là gì? Không được xử phạt sai theo luật lệ
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, CSGT có quyền cho dừng xe. Đồng thời, CSGT phải có nghĩa vụ giải thích cho người tham gia giao thông về các lỗi vi phạm, sau đó yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ và đưa ra biên bản xử phạt phù hợp.
Trong trường hợp nếu CSGT đưa ra những thông tin sai lệch so với tình huống vi phạm của bạn, hoặc không đưa ra được lỗi vi phạm thì bạn có quyền từ chối xuất trình giấy tờ cá nhân.
Cảnh sát giao thông có thể đuổi theo người vi phạm không?
Trong những trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm lỗi nhưng cố tình bỏ chạy, CSGT có quyền được đuổi theo hay không?
Ghi nhận theo những ý kiến từ phía các luật sư, hiện chưa có bất kỳ một thông tin nào cho rằng CSGT truy đuổi người vi phạm là đúng hay sai. Theo điều 87 của Luật giao thông Đường bộ 2008 và điều 5 của Thông tư 01/2016 của Bộ Công an, CSGT được yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe một cách an toàn, chưa có thông tin về việc truy đuổi người vi phạm.
Vấn đề xoay quanh nhiệm vụ của CSGT
Hiện nay có rất nhiều trường hợp người dân khi gặp CSGT sợ hãi, mất bình tĩnh, không giữ cảnh giác nên rất dễ gặp phải cảnh sát giả mạo hoặc bị phạt sai theo quy định. Để hạn chế những tình huống như thế xảy ra, bạn phải hiểu rõ được quyền và nhiệm vụ của CSGT.
Tìm hiểu ngay: Lỗi Lấn Làn Ô Tô Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Quy Định?
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, CSGT phải thực hiện những nhiệm vụ:
- Tuần tra, kiểm soát người và các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.
- Xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông và chịu trách nghiệm với những quyết định của mình.
- Bảo đảm an toàn và trật tự giao thông trong địa bàn kiểm soát.
- Hướng dẫn người tham gia giao thông an toàn và chấp hành nghiêm pháp luật.
- Tổ chức cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông, bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn.
- Phối hợp các tổ chức, đơn vị nghiệp vụ công an để đấu tranh phòng và chống tội phạm hoạt động trên đường bộ.
Cũng theo đó, khi phát hiện người vi phạm luật giao thông, CSGT có nhiệm vụ yêu cầu dừng xe bằng các hiệu lệnh đã được quy định rõ ràng trong Thông tư 65/2020/TT-BCA là:
- Gậy chỉ huy giao thông.
- Loa, còi, tín hiệu.
Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề “Những điều cảnh sát giao thông không được làm”. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu hơn về quyền và nhiệm vụ của CSGT, từ đó có thêm kiến thức để tham gia giao thông an toàn, đảm bảo. Theo dõi Thế Giới Lexus để luôn cập nhật mới nhất những thông tin về ATGT, xe cộ và nhiều điều thú vị liên quan nhé. Ngoài ra, nếu bạn cũng đang có ý định tìm hiểu thêm về các dòng xe Lexus lướt và siêu lướt, liên hệ ngay với Thế Giới Lexus để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!