Crossover Là Gì? Vì Sao Nó Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Với những người đam mê xế hộp thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cái tên Crossover. Đây là dòng xe rất phổ biến và được không ít người săn lùng, lựa chọn. Vậy crossover là gì và vì sao nó lại được nhiều người yêu thích đến thế? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Thế giới Lexus. 

Xe Crossover là gì? Lịch sử ra đời của xe

Crossover (gọi tắt là CUV) viết tắt của Crossover Utility Vehicle là dòng xe lai giữa SUV và hatchback (hoặc sedan/coupe). Xe được thiết kế theo kiểu liền khung unibody để tiết kiệm nhiên liệu trong khi không gian bên trong xe vẫn rất rộng.

Tham khảo: Xe SUV Là Gì? Những Thông Tin Về Mẫu Xe SUV Bạn Cần Biết
Crossover là con lai giữa SUV và Hatchback
Crossover là con lai giữa SUV và Hatchback

Về bản chất, Crossover là sự kết hợp những ưu điểm của Sedan (vận hành êm ái) và SUV (có thể vượt mọi địa hình). Định nghĩa một cách chính xác nhất thì Crossover chính là chiếc xe gầm cao, khung liền khối.

Nhờ sự kết hợp độc đáo giữa SUV và Sedan mà Crossover sở hữu bộ khung gầm cao không thua kém SUV, tầm quan sát cũng chẳng kém Sedan. Không gian bên trong của xe cũng được thiết kế rộng rãi, thoải mái. Đây vốn là đặc điểm chỉ có ở dòng xe thể thao.

Crossover ra mắt lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1994. Thời điểm có mặt trên thị trường cách đây hơn 20 năm thì nó đúng nghĩa là chiếc Toyota RAV4. Sau này, mẫu xe được phát triển, cải tiến ngày càng đa dạng để thích nghi với nhu cầu sử dụng của người dùng.

Cho đến hiện nay thì xe Crossover được phát triển với nhiều dòng khác nhau và có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Dự kiến, trong thời gian tới, Crossover sẽ càng có nhiều thay đổi cùng những ưu điểm vượt trội, xứng đáng là dòng xe được ưa chuộng nhất hiện nay.

Vì sao xe Crossover ngày càng được ưa chuộng?

Bên cạnh việc tìm hiểu Crossover là gì, rất nhiều người còn quan tâm tới lý do vì sao những chiếc xe này lại được ưa chuộng đến thế. Cụ thể như sau: 

Xem ngay: Danh Sách Top 15 Các Hãng Siêu Xe Nổi Tiếng Thế Giới 2022
Crossover ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam
Crossover ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam

Có thể thấy, sự ra đời của Crossover là “vị cứu tinh” của các ông chủ khi dòng SUV ngày càng bão hòa. Sự cồng kềnh, khả năng tiêu thụ nhiên liệu lớn, giá cao của SUV khiến khách hàng không còn “mặn mà” với dòng SUV.

Trong khi đó, dân số ở các đô thị ngày càng cao, nhu cầu đi xe của người dân ngày càng nhiều. Lúc này, một chiếc xe nhỏ gọn hơn, độ ổn định về máy móc và sự tiết kiệm nhiên liệu sẽ là yếu tố được khách hàng quan tâm. Sự ra đời của Crossover vừa hay đáp ứng được kỳ vọng của người dùng.

Có thể nói, Crossover ra đời ngay lập tức giải được bài toán khó mà rất nhiều ông chủ đang đau đầu suy nghĩ. Ngay khi có mặt trên thị trường những mẫu xe này đã lập tức giành được thị phần của SUV lẫn Sedan hay Hatchback. Trong nhiều năm liền, nó liên tục đứng top 10 dòng xe bán chạy nhất thị trường ô tô.

Dù có mặt trên thị trường đã hơn 20 năm nhưng cho đến nay có vẻ như xu hướng sử dụng Crossover vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cũng chính sự có mặt của mẫu xe này khiến rất nhiều dòng xe khác phải “dậm chân”, thậm chí đứng ngồi không yên, nhất là các hãng xe hạng sang hoặc xe thể thao bình dân giá rẻ.

Tuy nhiên, dù sao thì Crossover vẫn chỉ là mẫu xe “lai” nên chưa thể thay thế hoàn toàn những mẫu xe đi trước. Các SUV hay Sedan dù không còn dẫn đầu trong dòng xe được ưa chuộng nhưng nó vẫn sẽ luôn và mãi tồn tại.

Quan niệm sai lầm về Crossover 

Vì là “con lai” nên nó có kiểu dáng gần giống với những SUV, Sedan, Hatchback. Chính vì thế, rất nhiều người khi nhìn thoáng qua có thể sẽ bị nhầm lẫn với những dòng xe khác, đặc biệt Crossover giống nhất với SUV.

Xem thêm: Cấu Tạo Ô Tô Chi Tiết Và Biện Pháp Giúp Bảo Vệ Xe Hoạt Động Bền Bỉ
Nhiều người lầm tưởng SUV và CUV là một
Nhiều người lầm tưởng SUV và CUV là một

Không những thế, còn có những trường hợp hiểu nhầm ngược lại. Tức là họ nhầm tưởng một chiếc SUV là một chiếc Crossover. Thực sự, để nhận biết được hai dòng xe này là khác nhau thì đó phải là người tinh ý. Do đó, để không bị nhầm lẫn giữa hai mẫu xe này chúng ta cần có quan sát tỉ mỉ và có cách phân biệt chính xác.

Điểm khác biệt rõ nét nhất của SUV và Crossover đó là hệ thống khung gầm và thân vỏ.

  • Với Crossover: Khung gầm, thân vỏ được thiết kế liền khối (còn gọi là Unibody), giống với những chiếc Sedan. Ngoài ra, mẫu xe này sử dụng hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian.
  • Với SUV: SUV lại được thiết kế khung gầm và thân vỏ tách rời nhau. Trong khi đó, SUV chỉ sử dụng hệ dẫn bánh 2 cầu.

Xe Crossover có những ưu điểm, nhược điểm gì?

Crossover là gì và nó có những ưu điểm, nhược điểm gì? Dù là mẫu xe đang được ưa chuộng, lọt top 10 mẫu xe bán chạy nhất nhưng Crossover cũng có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng.

Ưu điểm của xe Crossover

Xu hướng của người dùng ngày càng có sự thay đổi khi họ thiên về dòng xe có thiết kế mạnh mẽ, giá mềm, độ bền cao, nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu. Vừa hay, Crossover ra đời đáp ứng được những nhu cầu đó. Nó còn khắc phục được nhược điểm kích cỡ lớn của dòng SUV trước đó. Đồng thời, CUV còn linh hoạt, dễ dàng di chuyển trong đô thị đông đúc chật hẹp, tiết kiệm nhiên liệu.

CUV thiết kế nhỏ gọn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn
CUV thiết kế nhỏ gọn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn

Một ưu điểm nổi bật nữa của chiếc Crossover đó là hệ thống khung gầm thấp, thiết kế bằng thép cứng (giống xe tải) có thể hỗ trợ vặn xoắn ốc khi đi vào địa hình khó. Điều này giúp nó tăng cao khả năng chịu lực, giảm thiểu được độ ổn và tác dụng phần mặt đường lên phần khoang xe. Do đó, CUV có khả năng chở tải tốt hơn, sẵn sàng vượt mọi địa hình xấu.

Ngoài ra, CUV được thiết kế liền khối giữa khung gầm và thân vỏ, trong khi trọng lượng xe thấp nên sẽ lắp được loại động cơ nhỏ. Từ đó, nó mang đến đặc điểm vượt trội đó là tiết kiệm nhiên liệu.

Nhược điểm của xe Crossover

Không có bất cứ cái gì hoàn hảo, kể cả Crossover cũng vậy. Dù nó có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng vẫn tồn tại những điểm hạn chế.

Theo đó, nhược điểm dễ nhận thấy nhất của dòng xe này đó là dù có được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh nhưng khả năng offroad lại thấp. Trong khi đó, các mẫu SUV cùng phân khúc với kết cấu thân xe sử dụng khung tải cho khả năng offroad tốt hơn hẳn khi gặp địa hình gồ ghề, hiểm trở.

Các phân khúc phổ biến của xe Crossover

Crossover ngày càng được cải thiện với nhiều phân khúc, mẫu mã. Hiện nay, mẫu xe này có 4 phân khúc chủ yếu gồm: Mini Crossover, Mid-Size Crossover, Compact Crossover,Full-Size Crossover. Mỗi phân khúc sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau.

Đọc thêm: Kích Thước Xe Tải 5 Tấn Và Những Lưu Ý Khi Đóng Thùng Xe
Crossover có bốn phân khác khác nhau
Crossover có bốn phân khác khác nhau
  • Phân khúc Mini Crossover (còn gọi là Subcompact Crossover): Đây là phân khúc xây dựng từ hệ thống khung gầm của Sedan hạng B. Nó được thiết kế nhỏ gọn, trẻ trung, hiện đại và là mẫu xe rất được yêu thích, nhất là ở những thị trường đang phát triển.
  • Ở phân khúc Compact Crossover: Mẫu xe này được đánh giá là phù hợp di chuyển ở khu vực đô thị nhất vì nó có thiết kế nhỏ gọn, kích thước vừa phải. Đặc biệt, Compact Crossover rất phù hợp để đi dã ngoại.
  • Với phân khúc Mid-Size Crossover: Phân khúc này là những chiếc xe có kích thước xe dưới 5, hầu hết đến từ những dòng xe thương hiệu cao cấp. Mẫu xe này thường được thiết kế với 7 chỗ ngồi.
  • Phân khúc Full-Size Crossover: Phân khúc này chưa được phổ biến nhưng với việc trang bị 7 chỗ ngồi cùng trang thiết bị tối tân, dự báo trong tương lai sẽ được nhiều người yêu thích.

Những thông tin trên đây chính là đáp án câu hỏi Crossover là gì. Hy vọng với những kinh nghiệm chia sẻ này chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ kiến thức về xe Crossover, đặc biệt là có thể dễ dàng phân biệt nó với các mẫu SUV, Sedan.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.