Biển Số Xe Hà Nội Là Gì? Ký Hiệu Biển Xe Các Quận, Huyện Ở Hà Nội

Dựa theo luật giao thông ở Việt Nam, việc đăng ký biển số xe cơ giới là điều bắt buộc. Điều này nhằm mục đích phân loại xe, cũng như xác định nhanh chóng địa điểm đăng ký xe mà mỗi tỉnh thành, quận huyện lại có một ký hiệu biển số riêng. Trong bài viết này, Thế Giới Lexus sẽ thông tin đến cho bạn đọc về biển số xe Hà Nội cùng những vấn đề liên quan.

Ký hiệu biển số xe ở Hà Nội

Phương tiện giao thông là một tài sản không thể thiếu đối với mỗi người. Dự đoán đến 2030, số lượng đăng ký xe sẽ tăng hơn rất nhiều lần, rơi vào khoảng 1,62 triệu xe lưu thông. Việc gia tăng số lượng này đồng nghĩa với việc tỷ lệ tai nạn và vi phạm luật giao thông cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Chính vì vậy, để quản lý được số lượng xe tham gia giao thông, pháp luật đã yêu cầu chủ xe cơ giới phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và gắn một biển số xe có các ký hiệu riêng.

Tính đến thời điểm hiện tại, biển số xe Hà Nội được cập nhật là những biển có đầu số 29 cho đến 33 và 40. Bên cạnh đó, các ký hiệu chữ số trên xe sẽ phụ thuộc vào từng loại xe, cụ thể như sau:

Tham khảo: Biển Số Xe TPHCM Là Bao Nhiêu? Biển Số Các Quận, Huyện Ở Sài Gòn
Ký hiệu biển số xe ở Hà Nội từ 29 đến 33 và 40
Ký hiệu biển số xe ở Hà Nội từ 29 đến 33 và 40
  • Đối với các xe ô tô từ 7 đến 9 chỗ trở xuống: Ký hiệu chữ A (Ví dụ 29-A).
  • Đối với các xe ô tô chở khách từ 9 chỗ trở lên: Ký hiệu chữ B.
  • Đối với các loại xe tải hoặc xe bán tải: Ký hiệu chữ C.
  • Đối với các loại xe đặc biệt: Xe van – ký hiệu chữ D, xe rơ-mooc – ký hiệu chữ R, xe liên doanh – ký hiệu chữ LD, xe quân đội làm kinh tế – ký hiệu chữ KT,… 

Chi tiết ký hiệu biển số xe tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội

Để giúp bạn đọc phân biệt rõ hơn về các loại ký hiệu biển số xe trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết trong bảng dưới đây:

Quận, huyện Ký hiệu biển số
Ba Đình 29, 30, 31, 32, 33, 40 – B1
Hoàn Kiếm 29, 30, 31, 32, 33, 40 – C1
Hai Bà Trưng 29, 30, 31, 32, 33, 40 – D1
Đống Đa 29, 30, 31, 32, 33, 40 – E1 29, 30, 31, 32, 33, 40 – E2
Tây Hồ 29, 30, 31, 32, 33, 40 – F1
Thanh Xuân 29, 30, 31, 32, 33, 40 – G1
Hoàng Mai 29, 30, 31, 32, 33, 40 – F1
Thanh Xuân  29, 30, 31, 32, 33, 40 – G1
Hoàng Mai 29, 30, 31, 32, 33, 40 – H1
Long Biên 29, 30, 31, 32, 33, 40 – K1
Cầu Giấy 29, 30, 31, 32, 33, 40 – P1
Hà Đông 29, 30, 31, 32, 33, 40 – T1
Nam Từ Liêm  29, 30, 31, 32, 33, 40 – L1
Bắc Từ Liêm 29, 30, 31, 32, 33, 40 – L5
Thanh Trì 29, 30, 31, 32, 33, 40 – M1
Gia Lâm 29, 30, 31, 32, 33, 40 – N1
Đông Anh 29, 30, 31, 32, 33, 40 – S1
Sóc Sơn 29, 30, 31, 32, 33, 40 – S6
Ba Vì 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V1
Phúc Thọ 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V3
Thạch Thất  29, 30, 31, 32, 33, 40 – V5
Quốc Oai 29, 30, 31, 32, 33, 40 – V7
Chương Mỹ 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X1
Đan Phượng 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X3
Hoài Đức 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X5
Thanh Oai 29, 30, 31, 32, 33, 40 – X7
Mỹ Đức 229, 30, 31, 32, 33, 40 – Y1
Ứng Hoà 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y3
Thường Tín 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y5
Phú Xuyên 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y7
Mê Linh 29, 30, 31, 32, 33, 40 – Z1
Sơn Tây 29, 30, 31, 32, 33, 40 – U1
Xem thêm: Biển Số Xe Đẹp Là Như Thế Nào? Cách Tính Nút Biển Số

Bên cạnh thông tin về biển số xe Hà Nội, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về một số vấn đề có liên quan đến biển số xe nói chung.

Quy định về biển số xe

Biển số xe hay biển kiểm soát xe cơ giới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định có những đặc điểm như sau:

  • Biển số xe được làm từ hợp kim nhôm sắt, có dạng hình chữ nhật, có màng phản quang và ký hiệu bảo mật Công An hiệu đóng chìm.
  • Bên trên in số và chữ mang thông tin chủ sở hữu, kích thước chữ và số được quy định trong phụ lục 2, 3 và 4 theo thông tư số 58/2020 TT-BCA. Phần thông tin được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương và seri đăng ký, nhóm thứ hai là thứ tự xe đăng ký (gồm 4 hoặc 5 chữ số tự nhiên, từ 00.01 đến 999.99).
  • Đối với xe ô tô, cần được gắn 2 biển trước và sau xe với kích thước 330mm x 165mm. Trường hợp xe chuyên dụng hoặc xe đặc thù riêng không lắp được 2 biển với kích thước như trên thì có thể thay đổi kích thước, mọi chi phí phát sinh sẽ do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.
Xem ngay: Biển Số Xe Các Tỉnh Thành Việt Nam Chi Tiết Theo Cập Nhật Mới Nhất
Các quy định chung về biển số xe
Các quy định chung về biển số xe

Các loại biển xe hiện nay

Để thuận tiện hơn nữa trong việc nhận biết và phân biệt các loại xe lưu thông trên đường, Nhà nước đã phân ra nhiều loại biển với màu sắc và ký hiệu khác nhau theo từng mục đích. Cụ thể như sau: 

  • Xe dành cho các cơ quản của Đảng, văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, cơ quan đại biểu Quốc hội, Công đoàn Việt Nam, toà án nhân dân, viện Kiểm sát,…: Biển màu xanh, chữ số màu trắng, seri lần lượt sử dụng 11 chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M.
  • Xe chuyên dùng của lực lượng công an nhân dân với mục đích an ninh: Biển nền màu xanh, chữ số trắng, có ký hiệu CD.
  • Xe của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xe của Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập hoặc xe của cá nhân: Biển nền màu trắng, chữ số đen, seri lần lượt sử dụng chữ cái A đến Z.
  • Xe của khu kinh tế, thương mại đặc biệt, cửa khẩu quốc tế: Biển nền màu vàng, chữ số màu đỏ.
  • Xe hoạt động với mục đích kinh doanh vận tải như xe bus, xe taxi, xe chở khách,…: Biển nền màu vàng, chữ số màu đen, seri lần lượt sử dụng chữ cái từ A đến Z.
Xe hoạt động inh doanh vận tải có màu vàng chữ đen
Xe hoạt động inh doanh vận tải có màu vàng chữ đen

Thủ tục xin cấp biển số xe tại Hà Nội

Để có thể đăng ký biển số xe mới tại Hà Nội, bạn cần phải thực hiện theo 4 bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ tuỳ thân và hồ sơ, bao gồm CMND hoặc thẻ căn cước, sổ hộ khẩu và điền vào tờ đơn có sẵn tại các cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp biển số tại các quận, huyện gần nhất.
  • Bước 3: Sau khi các cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm duyệt lại các thông tin, nếu hồ sơ đã hợp lệ thì tiến hành đối soát với giấy tờ liên quan.
  • Bước 4: Bấm biển số xe. 

Căn cứ theo quy định pháp luật, những người có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội sẽ được đăng ký biển số xe Hà Nội. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong số 2 đối tượng dưới đây thì bạn cũng có thể đăng ký biển số Hà Nội:

  • Sinh viên ngoại tỉnh đang đi học hệ tập trung, từ năm 2 trở đi tại các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội và có giấy giới thiệu tại trường.
  • Quân nhân hoặc công an đang làm việc tại Hà Nội, có giấy tờ giới thiệu của các thủ trưởng đơn vị công tác và có giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc quân đội nhân dân. 

Chi phí xin cấp mới 

Chi phí xin cấp biển số xe sẽ thay đổi tuỳ thuộc theo từng loại xe và giá trị thực tế của xe. Cụ thể, chúng tôi chia ra làm 2 loại biển số, đó là biển số xe máy và biển số xe ô tô.

  • Biển số xe máy: Dựa theo điều 5 của thông tư 229/2016 TT-BTC, mức lệ phí xin cấp biển số xe máy tại Hà Nội được quy định như sau:
    • Đối với xe giá trị từ 15 đến 40 triệu đồng: Khu vực I từ 1 đến 2 triệu đồng, đối với khu vực II là 400 nghìn đồng và khu vực III là 50 nghìn đồng.
    • Đối với xe giá trị trên 40 triệu đồng: Khu vực I từ 2 đến 4 triệu đồng, đối với khu vực II là 800 nghìn đồng và khu vực III là 50 nghìn đồng.
    • Đối với xe máy 3 bánh cho người tàn tật: Khu vực I, II và III đều là 50 nghìn đồng.
Đọc ngay: Giải Đáp Ý Nghĩa Biển Số Xe 5 Số và Cách Tính Biển Số Đẹp
Chi phí đăng ký biển số xe máy cao nhất là khoảng 4 triệu đồng
Chi phí đăng ký biển số xe máy cao nhất là khoảng 4 triệu đồng
  • Biển số xe ô tô: Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi có mức lệ phí ở khu vực I là 2 đến 20 triệu đồng, khu vực II là 1 triệu và khu vực III là 200 nghìn đồng. Bên cạnh đó, bạn sẽ mất thêm một số khoản phí khác mới có thể vận hành như phí đăng kiểm 340 nghìn đồng, chi phí đường bộ 130 nghìn đồng/tháng với cá nhân và 180 nghìn đồng/tháng đối với tổ chức.

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ cho bạn đọc về ký hiệu biển số xe Hà Nội cập nhật mới nhất cùng những thông tin liên quan. Hy vọng những thông tin này có thể giải đáp được thắc mắc từ phía bạn đọc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.