Biển báo hiệu đường hai chiều được chia làm 02 loại, đều có hình dạng tam giác, có nền màu vàng với viền đỏ xung quanh, tuy nhiên có sự khác nhau về chức năng và nhiệm vụ. Việc phân biệt và hiểu rõ về quy định các loại biển 2 chiều này sẽ giúp người dùng tránh bị phạt nếu sai quy định trong quá trình tham gia giao thông. Cùng Thế giới Lexus tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Đường hai chiều là gì?
Theo Điều 3 thuộc Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định, đường hai chiều là đường mà các phương tiện lưu thông trên đó theo hai hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa.
Ngoài ra, khi tiến hành tháo bỏ dải phân cách ở giữa, đường đôi sẽ trở thành đường hai chiều. Trong trường hợp một phần đường đôi bị hư hỏng, cần được sửa chữa thì các phương tiện buộc phải đi trên phía còn lại. Từ đó đoạn đường đang đi này cũng trở thành đường 2 chiều.
Biển báo hiệu đường hai chiều là gì?
Biển báo hiệu đường 2 chiều là biển báo thuộc vào nhóm biển báo nguy hiểm. Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVTC thuộc Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam thì biển báo đường hai chiều được mô tả như sau: Biển hình tam giác nền vàng, viền đỏ, có 02 mũi tên, mũi tên bên trái hướng xuống và mũi bên phải hướng lên.
Cách thức nhận biết biển báo hiệu đường 2 chiều
Không ít người điều khiển phương tiện hiện không nắm rõ được những quy định về các loại biển báo trên đường 2 chiều dẫn đến nhiều sai phạm không đáng có. Đồng thời gây ra nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông. Theo đó, các loại biển báo đường 2 chiều sẽ gồm với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Biển báo đường 2 chiều
Biển báo hiệu đường 2 chiều có vai trò nhằm cảnh báo cho người lái sắp đến đoạn đường có chiều xe đi và về ở cùng một phía (do ở phía đường còn lại đang sửa chữa hoặc có trở ngại), hoặc để báo trước một đoạn đường đôi mang tính tạm thời. Biển này cũng được sử dụng để thông báo với người điều khiển phương tiện chuẩn bị chuyển sang đoạn đường đi chung hai chiều hoặc hết đoạn đường một chiều, bắt đầu đi hai chiều.
Biển báo hiệu đường 2 chiều thuộc vào nhóm biển báo nguy hiểm. Bề mặt biển báo thường được làm từ tôn tráng kẽm và sơn chống rỉ cả 2 mặt. Mặt phía trước có dán màng phản quang, vừa đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo được tầm nhìn của người lái ngay cả khi đi đêm tối hoặc điều kiện thời tiết xấu.
Số hiệu biển báo: W.204
Tên cụ thể: Đường 2 chiều
Độ dày: 1,2 – 1,5mm
Biển báo giao nhau với đường 2 chiều
Biển báo giao nhau đường 2 chiều có vai trò nhằm cảnh báo người điều khiển phương tiện sắp đến đoạn đường giao nhau với đường hai chiều. Đây cũng là loại biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo nguy hiểm. Theo đó, biển này cũng có thiết kế hình tam giác, nền màu vàng với viền đỏ xung quanh, tuy nhiên ở phần giữa là hai mũi tên màu đen nằm ngang song song ngược chiều nhau.
Số hiệu biển báo: W.234
Tên cụ thể: Biển báo giao nhau đường 2 chiều.
Độ dày biển: 1,2 – 1,5mm
Ý nghĩa của biển báo hiệu đường hai chiều
Biển báo hiệu đường 2 chiều W.204 để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện rằng đoạn đường có trở ngại hoặc đang sửa chữa ở một bên nên phải tổ chức cho các phương tiện di chuyển 2 chiều ở cùng một bên đường hoặc để cảnh báo một đoạn đường đôi có chiều xe đi và về chung. Biển báo đường 2 chiều cũng thường được đặt ở đoạn đường có dải phân cách nằm giữa thì đầu đường và cuối đường sẽ được đặt tại nơi chuyển tiếp sang đường đi chung của 2 chiều. Và khi hết đoạn đường 2 chiều cũng cần phải đặt loại biển báo này.
Khi tham gia lưu thông trên đường, nếu gặp biển P.204 này thì bạn phải nhớ giảm tốc độ và chú ý các phương tiện đang di chuyển bên phải nhằm tránh gặp những sự cố giao thông không đáng có.
Biển báo giao nhau với đường 2 chiều (kí hiệu W.234) dùng để báo trước với người điều khiển phương tiện sắp đến đoạn có giao nhau với đường 2 chiều.
Những lưu ý khi gặp biển báo hiệu đường hai chiều
Trong quá trình tham gia giao thông, bạn không chỉ gặp mỗi biển báo nguy hiểm P.204 chỉ đường 2 chiều nên khi gặp bất kỳ biển loại báo nguy hiểm nào bạn cũng cần chú ý về tốc độ nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các phương tiện đang lưu thông và tuân thủ tuyệt luật giao thông.
Biển báo nguy hiểm sẽ được đặt cách vị trí cần báo một khoảng cách an toàn được nêu dưới bảng sau đây:
Tốc độ vận hành của xe nằm trong khoảng 10km tới nơi đặt biển báo
- Dưới 20km/h
- Từ 20km/h đến dưới 35km/h
- Từ 35km/h đến dưới 50km/h
- Từ 50km/h trở lên
Khoảng cách tính từ nơi đặt biển báo đến nơi định báo
- Dưới 50m
- Từ 50m đến dưới 100m
- Từ 100m đến dưới 150m
- Từ 150m đến 250m
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biển báo hiệu đường hai chiều và những lưu ý cần biết khi tham gia giao thông để người điều khiển phương tiện để có thể xử lý một cách linh hoạt và hợp lý nhất. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy tích cực theo dõi các bài viết tiếp theo của Thế Giới Lexus hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!