Khi nào cần vệ sinh chế hòa khí ô tô? cách vệ sinh chế hòa khí thế nào?

Bộ chế hòa khí hay còn gọi là xăng gió. Đây là bộ phận rất quan trọng của xe máy, giúp việc trộn nhiên liệu với không khí theo một tỷ lệ nhất định. Đồng thời, bình xăng con còn hỗ trợ cho động cơ xăng có thể hoạt động đúng theo nguyên tắc cơ học mà nhà sản xuất đưa ra. Tuy nhiên, sau một thời gian di chuyển bạn nên biết cách bảo dưỡng và vệ sinh bộ chế hòa khí để làm sạch các cặn bẩn giúp xe không còn bị khó nổ, chết máy nữa. Bài viết này ThegioiLexus sẽ mang đến cho bạn cách vệ sinh chế hòa khí dễ dàng nhất.

Khi nào cần vệ sinh chế hòa khí ô tô?

Vệ sinh chế hòa khí ô tô là công việc cần thiết và nên làm để bảo vệ độ bền và tuổi thọ cho chiếc xe máy của bạn. Chức năng của bộ chế hòa khí là đảm bảo quá trình hoạt động cho động cơ của xe do đó mà chủ xe phải luôn thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xăng gió để tránh tình trạng gặp sự cố trong quá trình sử dụng.

Khi nào cần vệ sinh chế hòa khí ô tô?

Trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng bộ chế hòa khí, lỗi gặp nhiều nhất mà nhiều khách hàng mang xe đến sửa chữa dính phải chính là không vệ sinh bình xăng con thường xuyên. Làm cho nó quá bẩn sau một thời gian sử dụng các cặn bẩn làm tắc lỗ đường gió khiến xe khó nổ và chết máy.

Khi xe ô tô của bạn bị ngập nước do trời mưa hoặc rửa xe sẽ khiến nước tràn vào trong bộ chế hòa khí gây nên hiện tượng xe chết máy đề không nổ. Lúc này, các bạn cần mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo nên vệ sinh chế hòa khí sau mỗi 5.000km để xe luôn hoạt động tốt.

Hướng dẫn cách vệ sinh chế hòa khí ô tô chuẩn kỹ thuật

Chuẩn bị trước khi vệ sinh chế hòa khí ô tô

Trước khi thực hiện vệ sinh chế hòa khí bạn cần chuẩn bị một dụng cụ cơ bản sau:

    Kính bảo hộ

    Tuốc nơ vít các loại

–  Khăn và chổi lau

Các bước vệ sinh chế hòa khí ô tô

Hướng dẫn cách vệ sinh chế hòa khí ô tô chuyên nghiệp nhất

Bước 1: Tháo bộ lọc khí động cơ trong bộ chế hòa khí

Xác định vị trí để tháo bộ lọc không khí và vỏ máy. Để tháo ra ngoài bạn có thể sử dụng dụng cụ cầm tay tuy nhiên bộ lọc không khí và vỏ máy thường chỉ sử dụng đai ốc nên dễ dàng tháo ra mà không cần sử dụng bất kỳ dụng cụ nào.

Bước 2: Vệ sinh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí

Khi bộ lọc khí đã được tháo ra, dùng khăn sạch lau bụi bẩn xung quanh. Sau đó sử dụng một tuốc nơ vít đầu phẳng để điều chỉnh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí.

Tùy thuộc vào mỗi loại xe khác nhau, bộ chế hòa khí có thể có nhiều vít, đôi khi lên đến bốn vít. Các vít này chịu trách nhiệm kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào động cơ và điều chỉnh hiệu suất của động cơ. Do đó, các bạn cũng cần làm sạch các vít này để bụi bẩn không cản trở quá trình hoạt động của động cơ.

Bước 3: Quan sát tình trạng của động cơ sau khi vệ sinh

Sau khi vệ sinh xong, hãy khởi động xe đến khi động cơ nóng lên. Sau đó quan sát xem động cơ có hoạt động tốt hay không để dễ dàng điều chỉnh chế hòa khí cho ô tô công suất tốt nhất. Đồng thời, quan sát động cơ cho bạn biết động cơ thiếu nhiên liệu hoặc sử dụng nhiên liệu quá nhiều.

Bước 4: Điều chỉnh lại vít hỗn hợp nhiên liệu khí

Khi động cơ hoạt động với nhiệt độ phù hợp, quay trở lại chế hòa khí và điều chỉnh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí. Vặn chặt vít sẽ làm tăng lượng nhiên liệu còn nới lỏng làm giảm lượng nhiên liệu. Điều chỉnh vít để động cơ chạy êm ái, trơn tru và không bị rung.

Bước 5: Lắp lại bộ lọc khí và lái xe kiểm tra

Một khi đã hoàn tất việc vệ sinh và lắp lại các bộ phận, các bạn hãy cài đặt lại bộ lọc không khí và lái xe kiểm tra.

Lưu ý về bất kỳ thay đổi nào về công suất của xe, phản hồi ga và mức tiêu thụ nhiên liệu. Nếu cần, quay trở lại và thực hiện những điều chỉnh cần thiết cho đến khi xe đang chạy trơn tru.

Trên đây chính là thời điểm cần vệ sinh và cách vệ sinh chế hòa khí ô tô. Việc vệ sinh chế hòa khí là một việc làm tương đối cần thiết và có thể tự thực hiện được. Tuy nhiên, nếu bạn không thoải mái khi thực hiện các điều chỉnh quan trọng liên quan đến hiệu suất của động cơ bạn có thể mang “xế yêu” của mình đến các trung tâm sửa chữa để được kiểm tra và bảo dưỡng tốt nhất.

Tham khảo thêm: Chi tiết Xe Lexus ES 250 đời 2017 giá mua bán sau 3 năm

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.