Với số đông người dùng, bên cạnh cảm giác “phê” khi đạp ga thì việc sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các dòng xe với hệ truyền động của động cơ turbo vẫn là điều lạ lẫm. Trong bài viết này, ThegioiLexus sẽ hướng dẫn cách vệ sinh động cơ turbo cũng như kinh nghiệm sử dụng để kéo dài tuổi thọ của động cơ.
Động cơ Turbo tăng áp là gì?
Turbo tăng áp hay còn gọi là Turbocharger là thiết bị giúp làm tăng sức mạnh của động cơ bằng cách bơm không khí vào buồng đốt. Cấu tạo Turbo tăng áp bao gồm 2 phần chính là tua-bin và bộ nén trên trục. Tua-bin được điều khiển bởi khí thải, do đó sẽ thúc đẩy máy nén bơm khí nén vào động cơ. Trục này có thể xoay lên tới 170.000 vòng/ phút.
Xem thêm: Chi phí bảo dưỡng Lexus những thông tin hữu ích cần biết
Khi nào cần bảo dưỡng turbo?
Nếu được làm việc trong điều kiện lý tưởng, thay dầu động cơ đúng định kỳ, động cơ turbo tăng áp sẽ có độ bền rất cao, có thể lên tới 200.000 – 300.000km hoặc hơn thế tùy vào điều kiện vận hành. Do đó, những người sử dụng xe bình thường có thể yên tâm suốt hàng chục năm.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, sau nhiều năm hoạt động, turbo tăng áp có thể bị mòn bạc hoặc bi và phát ra tiếng kêu, làm giảm sức nén, giảm công suất động cơ, hoặc tệ hơn là turbo bị thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn có cặn bẩn, khiến turbo hư hỏng nhanh chóng. Đó là lúc cần thay thế turbo mới.
Lưu ý rằng, giá thành thay thế hệ thống turbo không rẻ. Nó thường rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng với xe của Hàn Quốc hay Nhật Bản, và từ 40 triệu đến hàng trăm triệu đồng với các dòng xe sang.
Các bước vệ sinh và bảo dưỡng động cơ turbo
Bước 1: Rửa sạch nắp thùng nhiên liệu và lưới lọc ở miệng lót. Có thể sử dụng dầu lửa hoặc dầu diesel.
Bước 2: Xả cặn lắng trong thùng nhiên liệu qua khóa xả thùng trước khi rửa thùng nhiên liệu.
Bước 3: Xả hết nhiên liệu trong thùng trước khi rửa thùng và tháo ra khỏi máy. Sau đó đổ một ít dầu lửa hoặc dầu Diesel súc thùng xả ra ngoài cho đến khi nhiên liệu chảy ra được sạch.
Bước 4: Tháo các đinh ốc ở bầu lọc và bơm sau đó nới lỏng các đầu nối của ống cao áp khi xả gió ở đường ống cao áp. Khi xả gió phải để tay ga mức lớn nhất. Sau đó, cho động cơ quay bằng máy khởi động.
Để tránh khởi động động cơ khó khăn và động cơ làm việc bị ngắt quãng, xả gió phải tiến hành thật cẩn thận.
Bước 5: Bảo dưỡng vòi phun động cơ turbo bằng cách làm sạch, rửa, kiểm tra và cân chỉnh.
Bước 6: Khởi động lại động cơ.
Kinh nghiệm sử dụng giúp đảm bảo tuổi thọ của động cơ Turbo
– Không cho động cơ hoạt động ở tốc độ cao hơn tốc độ cầm chừng sau khi khởi động động cơ 5 giây. Bởi sau khi khởi động động cơ, áp suất nhớt bôi trơn chưa đạt đến mức cho phép. Việc hoạt động của turbo tăng áp sẽ làm hỏng các ổ đỡ.
– Không rú ga mạnh khi động cơ còn nguội. Bởi động cơ hoạt động khi còn nguội có thể gây kẹt ổ đỡ vì màng nhớt bôi trơn dễ bị phá vỡ.
– Trước khi dừng máy, nên để động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng từ 1 đến vài phút nhằm giúp turbo tăng áp giảm dần nhiệt độ, đặc biệt là sau khi xe chạy tốc độ cao. Lưu ý không tắt máy đột ngột khi động cơ đang chạy ở số vòng quay lớn. Vì sau khi tắt máy, bộ Turbo còn quay thêm vài giây nữa và phát sinh nhiệt. Ở nhiệt độ cao nếu động cơ không hoạt động, áp suất nhớt bôi trơn giảm dẫn tới các chi tiết ổ đỡ dễ bị kẹt và hư hỏng.
– Khi động cơ không sử dụng trong thời gian dài, cần phải quay trục khuỷu động cơ để tạo áp suất nhớt bôi trơn đều khắp các chi tiết động cơ. Vì trong suốt quá trình động cơ không hoạt động, nhớt bôi trơn sẽ bị đặc lại sẽ không đủ điều kiện bôi trơn điều này dẫn tới việc làm hỏng ổ đỡ và các chi tiết Turbo. Sau khi thay nhớt động cơ cần quay trục khuỷu động cơ bằng tay quay một vài lần sau đó để chạy ở tốc độ cầm chừng trong vài phút.
– Nhớt bôi trơn cho Turbo rất quan trọng, do đó các bạn phải sử dụng đúng loại nhớt có cấp độ cao và chuyên dùng cho động cơ sử dụng Turbo.
Trên đây chính là các bước vệ sinh và bảo dưỡng động cơ turbo cũng như kinh nghiệm sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!