Côn xe ô tô còn được gọi là bộ ly hợp, đây là cầu nối trung gian giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Một khi bộ phận này gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp khó khăn thậm chí là có thể không hoạt động bình thường. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số bệnh về côn xe ô tô thường gặp để các bạn có thể chẩn đoán tình hình vận hành của côn xe nhé.
Bắt mạch 5 bệnh về côn xe ô tô số sàn thường gặp
1.Các bệnh về côn xe ô tô: Đạp côn nặng
Thông thường, khi sử dụng xe cảm nhận đầu tiên khi điều khiển chính là việc côn và số có nhẹ hay không.
Nếu xe của bạn dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số phải cố gắng mới đạp được côn xe ô tô, điều này có thể nguyên nhân đến từ việc hệ thống điều khiển côn của xe bị thiếu dầu. Trong trường hợp này, lái xe nên đưa xe tới gara để bổ sung thêm dầu vào hệ thống giúp động cơ xe ô tô vận hành êm mượt hơn.
2.Các bệnh về côn xe ô tô: Có tiếng kêu khi đạp côn
Khi đạp côn nếu thấy có tiếng kêu phát ra, lý do có thể do vòng bi để ngắt li hợp “T” bị hỏng, mòn hoặc thiếu mỡ bôi trơn. Vì thế xuất hiện tiếng kêu khi lái xe ấn vào bàn đạp côn. Khi gặp trường hợp này, hãy thay vòng bi và bổ sung mỡ bôi trơn để côn hoạt động tốt hơn.
3.Các bệnh về côn xe ô tô: Nhả côn – xe giật
Sau khi lái xe cài số, buông chân côn, động cơ sẽ có hiện tượng bị giật và rung mạnh, điều này có thể do sự kết nối của bộ ly hợp không êm. Đây là lỗi thường gặp phổ biến khi lái xe. Để khắc phục tình trạng này, hãy đưa xe vào gara để các chuyên gia kiểm tra cụ thể nguyên nhân. Bởi rất có thể bạn đã chỉnh chân côn xe ô tô không chuẩn hoặc có thể do một chi tiết nào đó của bộ côn đã bị vỡ như gãy lò xo giảm chấn hoặc bàn ép bị nứt,…Đồng thời, dựa vào những nguyên nhân mà từ đó có cách khắc phục phù hợp.
Những vấn đề về côn xe số sàn cần được khắc phục ngay
4.Các bệnh về côn xe ô tô: Bàn đạp côn bị rung
Tình trạng này của côn xảy ra khi tài xế ấn nhẹ chân lên bàn đạp côn lúc động cơ đang nổ. Nếu chân nhấn mạnh hơn thì bàn đạp ly hợp hết chấn rung. Điều này cho thấy sự hỏng hóc có thể do khi lắp ráp đĩa côn không chuẩn dẫn tới việc bị di chuyển tại mỗi vòng quay. Về lâu dài, bệnh này sẽ làm côn bị mài mòn nhanh chóng.
Cách xử lý khi gặp hiện tượng bàn đạp côn bị rung như sau: Nếu lái xe đã có kĩ năng tháo côn xe ô tô thì hãy tháo côn và lắp lại đĩa ly hợp cho chuẩn. Ngược lại, nếu không có kĩ năng tháo côn xe ô tô, hãy nhanh chóng mang xe đến gara để được tư vấn và khắc phục hiện tượng trên.
5.Các bệnh về côn xe ô tô: Côn bị trượt khiến xe vượt dốc ì ạch
Khi nhấn ga để vượt dốc hoặc tăng tốc, trong khi đó xe có vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe, nhưng vẫn có vẻ khá ì. Đấy là dấu hiệu thể hiện mô-men từ động cơ không được truyền tới bánh xe bởi côn bị trượt. Đa phần, nguyên nhân côn bị trượt là do đĩa ma sát bị mòn hoặc do dầu của động cơ hay hộp số lọt vào gây mất ma sát.
Hiện tượng côn bị trượt có thể là tác nhân ảnh hưởng xấu tới một số chi tiết khác nếu không được khắc phục kịp thời. Chúng sẽ làm đĩa côn mới mòn nhanh hơn, cum ly hợp làm việc kém hiệu quả hơn. Để xác định chính xác nguyên nhân xe vượt dốc yếu là gì, cách tốt nhất là các bạn nên mang xe tới gara để kiểm tra và thay thế côn nếu cần thiết.
Trên đây chính là các bệnh về côn xe ô tô thường gặp. Hi vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình vận hành xe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!