Máy phát điện ô tô là bộ phận nằm trong hệ thống động cơ có vai trò cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động hàng ngày của xe. Trong đó, tiết chế máy phát điện là bộ phận được lắp trên máy phát điện, giúp điều chỉnh ổn áp dòng điện phát ra. Mặc dù nhỏ nhưng đây lại là bộ phận rất quan trọng. Dưới đây chúng tôi xin giải đáp thắc mắc tiết chế máy phát điện ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như các lỗi thường gặp của tiết chế máy điện ô tô.
Tiết chế máy phát điện ô tô là gì?
Tiết chế máy phát là bộ nhỏ bé được lắp trên máy phát điện, thuộc hệ thống nạp điện ô tô. Tiết chế máy phát có nhiệm vụ chỉnh ổn áp dòng điện phát ra của máy phát.
Xem thêm: Cấu tạo giảm xóc ô tô và các loại giảm xóc ô tô cơ bản
Vì sao phải dùng tiết chế máy phát điện ô tô
Máy phát điện dùng trên ô tô quay cùng với tốc độ động cơ. Tuy nhiên, tốc độ động cơ thường xuyên thay đổi và khiến tốc độ của máy phát không ổn định. Nếu máy phát điện không có bộ ổn áp thì hệ thống nạp không thể cung cấp dòng điện ổn định cho các thiết bị điện.
Dù tốc độ của máy phát thay đổi thì điện áp ở các thiết bị điện vẫn phải duy trì không đổi và tùy theo sự thay đổi của cường độ dòng điện trong mạch mà cần phải điều chỉnh lại. Do đó, bộ tiết chế máy phát điện là điều cần thiết.
Nguyên lý hoạt động của tiết chế máy phát điện
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô
Tiết chế máy phát điện được chia làm 3 loại gồm: tiết chế loại rung, tiết chế bán dẫn và tiết chế vi mạch. Tiết chế máy phát điện điều chỉnh cường độ dòng điện theo nguyên lý sau:
– Tăng hoặc giảm lực từ trường hay còn gọi là rôto
– Tăng tốc hoặc giảm tốc độ quay của nam châm
Bộ tiết chế máy phát điện sẽ điều chỉnh cường độ dòng điện của máy phát xoay chiều bằng cách điều khiển dòng điện tạo từ trường. Do đó, điện áp tạo ra luôn ổn định khi tốc độ quay của rôto thay đổi và khi dòng điện sử dụng thay đổi.
6 Lỗi thường gặp của tiết chế máy phát điện
1. Hỏng chuyển đổi dòng điện
Máy phát sản xuất dòng điện xoay chiều (AC) ba pha nhưng phụ tùng xe lại đòi hỏi dòng điện một chiều (DC) để hoạt động. Khi bộ chỉnh lưu thay đổi dòng điện từ AC sang DC mà gặp hỏng hóc phần chuyển đổi này thì điện năng máy phát sản xuất ra sẽ không sử dụng được.
2. Điểm tiết chế chập chờn
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do mối hàn ở điểm trung tính của điốt tiếp xúc không tốt với tiết chế.
3. Chổi than tiếp xúc không tốt
Sau quá trình sử dụng bị oxy hóa hoặc bị dính đầu vào vòng tiếp xúc làm cho cổ góp của tiết chế máy phát điện bị mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than,… Điều này sẽ làm tăng điện trở mạch kích máy phát điện và làm giảm cường độ của dòng kích, khiến cho công suất tiết chế máy phát giảm xuống.
4. Cuộn kích chạm mát
Điều này thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc làm cho từ thông giảm xuống. Do đó, điện áp sẽ nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các động cơ khác.
5. Cuộn kích bị đứt
Khi bị đứt cuộn kích sẽ làm cho cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3-4V bởi từ dư của roto cảm ứng gây ra. Khi đó, tiết chế máy phát điện sẽ không cung cấp đủ năng lượng điện cho các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.
6. Các trường hợp khác
– Cuộn Stato bị đứt: Nếu đứt một pha còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp làm cho điện trở cuộn dây stato tăng lên. Lúc này, điện áp tăng sẽ có thể làm chọc thủng diode chỉnh lưu. Trong trường hợp bị đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và tiết chế máy phát không làm việc.
– Cuộn stato bị chạm mát: Trường hợp này có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra.Hiện tượng này sẽ làm giảm công suất của tiết chế máy phát điện.
Nguyên nhân gây hư hỏng tiết chế máy phát điện
Do được kết cấu từ những vi mạch nhỏ bé nên những hư hỏng của tiết chế máy phát điện có thể do những nguyên nhân sau:
– Do đứt mạch hoặc ngắn mạch các cuộn dây rôto
– Do cực S bị ngắt
– Do cực B bị ngắt hoặc điện áp tăng vọt quá lớn.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản về tiết chế máy phát điện ô tô. Hi vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!