Khi nào cần thay bóng đèn pha ô tô? Cách thay đèn pha như thế nào

Đèn pha là một trong những bộ phận không thể thiếu khi vận hành xe trong đêm tối.  Lưu ý và thay thế bóng đèn pha sẽ giúp lái xe an toàn hơn rất nhiều. Dưới đây, chúng tôi xin lưu ý thời điểm nên thay bóng đèn pha ô tô cũng như cách tự tay thay bóng đèn pha.

Khi nào cần thay bóng đèn pha?

Khi nào cần thay bóng đèn pha?

Khi nào cần thay bóng đèn pha ô tô phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu và cách thức sử dụng của mỗi người. Tuy nhiên, khi gặp phải một trong những trường hợp dưới đây, lái xe nên thay bóng đèn pha:

– Khi bóng đèn pha có hiện tượng tối dần bởi sợi tóc bị oxy hóa. Đây là lúc lái xe nên nghĩ ngay tới việc thay bóng đèn pha để đảm bảo an toàn.

– Bóng đèn bị cháy: Một số loại bóng đèn pha được sản xuất bằng thủy tinh có độ tỏa nhiệt kém. Khi bóng đèn hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian nhất định trong đêm sẽ dẫn tới nhiệt lượng tỏa ra không được hấp thụ hết. Thay vào đó, nó tích tụ tại bề mặt của bóng đèn, gây nên hiện tượng bề mặt bóng đèn pha bị sùi ra dẫn đến cháy dây tóc bóng đèn. Lúc này, lái xe cũng nên đi thay bóng đèn pha ngay lập tức.

– Bóng đèn pha chảy nhựa: Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này do nhiệt độ tích hợp vào phần đui đèn, gây ra hiện tượng chảy nhựa và chập điện tại đui, nguy cơ gây cháy rất lớn. Do đó, khi xảy ra hiện tượng chảy nhựa tại bóng đèn pha, lái xe nên mang xe đi thay bóng đèn pha.

Xem thêm: Bật mí top 5 mẫu xe Lexus cũ giá rẻ tốt nhất được nhiều người tìm mua hiện nay

Cách tự thay bóng đèn pha trong vài phút

Thay bóng đèn pha là một trong những công việc đơn giản nhất mà mỗi lái xe có thể tự thực hiện được. Vấn đề quan trọng là lái xe cần biết bóng đèn trên xe của mình thuộc loại gì và tìm mua được loại bóng phù hợp với chiếc xe của mình.

Trên các dòng xe phổ thông xuất xứ của Nhật hay Hàn Quốc, họ thường sử dụng bóng halogen. Thông thường, chiếc bóng mới thay có thể hoạt động bình thường mà không ảnh hưởng gì đến các hệ thống kiểm soát của xe. Tuy nhiên, với các dòng xe thuộc phân khúc cao cấp như xe Đức, Anh Quốc họ sử dụng bóng nguyên bộ theo xe… Do đó, việc thay thế không đơn giản và phải check lại hệ thống bằng máy chuyên dùng.

Ngoài ra, lái xe cũng nên chọn bóng đèn có chất lượng cao và chính hãng. Bởi các loại bóng đèn ôtô chất lượng thấp thường được sản xuất trên các dây truyền công nghệ thô sơ, vật liệu kém chất lượng. Do đó, tuổi thọ của bóng đèn không cao, cường độ ánh sang thấp, tỏa nhiệt kém và công suất tiêu thụ điện cao hơn.

Sau khi lựa chọn được loại bóng đèn pha phù hợp, các bạn có thể tự thay theo cách dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Với nhiều loại xe, chủ xe sẽ chẳng cần phải sử dụng một dụng cụ gì cho việc này. Tuy nhiên với một số loại chủ xe sẽ cần thêm một chiếc tuốc-nơ-vít.

Bước 2: Tìm đuôi đèn pha

Chỉ cần lật ca-pô lên là bạn đã có thể nhìn thấy phần đuôi đèn pha để thao tác. Tùy từng loại xe mà chiếc đui đèn pha  được bảo vệ cẩn thận bằng một miếng cao su hoặc nhựa có vít hoặc chốt kim loại. Nhẹ nhàng tháo bỏ bộ phận bảo vệ đó ra. Lúc này, bạn đã có thể cầm chắc phần đỡ đui bóng  và rút chiếc bóng cũ ra.

Đọc thêm: Tìm hiểu về tất cả các loại đèn pha xe ô tô cơ bản hiện nay

tìm đuôi đèn pha

Trong một số trường hợp bạn có thể sẽ phải xoay chiếc bóng cũ mới rút ra được, nhưng phần lớn các xe hiện đại đều có thể rút thẳng mà không cần xoay.

Bước 3: Vệ sinh xung quanh đuôi đèn

Trước khi lắp chiếc bóng đèn pha mới vào, chủ xe cần có một chiếc khăn sạch để lau những vết bẩn hoặc dầu bám trên bóng và đui. Ngay khi lắp bóng trở lại vào đuôi đèn pha, chủ xe đã có thể thử bật công tắc đèn xem chiếc bóng mới có hoạt động tốt hay không trước khi lắp lại nắp bảo vệ đui đèn.

Trên đây chính là thời điểm nên thay bóng đèn pha và cách thức tự thay bóng đèn pha mới. Tuy là công việc dễ dàng, nhưng các chuyên gia kỹ thuật về ô tô khuyên rằng, chủ xe chỉ nên tự làm trong trường hợp khẩn cấp. Giải pháp an toàn nhất vẫn là mang xe đến gara uy tín, nơi có thể giúp kiểm tra nguyên nhân gây cháy bóng, cũng như bảo hành cho sản phẩm mà họ thay thế.

Tham khảo: Chia sẻ cách chỉnh đèn pha ô tô đảm bảo an toàn cho lái xe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.