Làm rõ các hiện tượng hỏng động cơ Turbo tăng áp thường gặp

Trên hầu các dòng xe phổ thông, hiện đều được trang bị công nghệ turbo trên cả động cơ xăng và diesel với nguyên lý hoạt động tương đương. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì động cơ Turbo tăng áp cũng có những hạn chế nhất định. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những hư hỏng thường gặp trên động cơ Turbo tăng áp, nếu gặp phải một trong những hư hỏng này, các bạn nên mang xe đi kiểm tra ngay nhé.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng hỏng động cơ Turbo tăng áp

4 Hiện tượng hỏng động cơ Turbo tăng áp thường gặp

1. Hao dầu bôi trơn động cơ

Theo chia sẻ của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô, turbo tăng áp loại truyền thống thường được bôi trơn và làm mát nhờ vào hệ thống bơm dầu của động cơ. Do đó, động cơ turbo này thường xảy ra lỗi như hao hụt dầu trong suốt chu kỳ thay dầu và cần được bổ sung thêm.

Thay dầu động cơ định kỳ để tránh hiện tượng hỏng động cơ Turbo

Bên cạnh đó, động cơ turbo phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt với tốc độ lớn, có thể lên tới 100.000 vòng/phút. Vì vậy, để xe sử dụng động cơ turbo hoạt động tốt, hệ thống turbo cần phải được bôi trơn liên tục. Chủ xe cũng nên  tham khảo thêm những tư vấn của các gara có uy tín để chăm sóc động cơ turbo xe của mình như thế nào cho tốt nhất.

Ngược lại, Turbo tăng áp điện trên một số dòng xe hiện đại lại được bôi trơn bằng dầu bên trong hệ thống nên không xảy ra tình trạng này.

Xem thêm: Khi nào cần thay đĩa phanh ô tô? Những dấu hiệu nhận biết là gì

2. Hỏng hệ thống dẫn dầu

Hệ thống dẫn dầu rất dễ gặp hiện tượng hỏng trên động cơ Turbo

Như đã đề cập ở trên, động cơ turbo tăng áp truyền thống được bôi trơn và làm mát nhờ hệ thống dẫn dầu từ động cơ vào. Sau nhiều năm sử dụng, hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn turbo hoặc các gioăng/phớt sẽ có hiện tượng bị rò rỉ, lâu năm hơn có thể bị thoái hóa. Hậu quả sẽ làm dầu bôi trơn cho turbo bị thiếu hoặc không có. Do đó, khi thấy động cơ có tiếng nổ ồn hơn bình thường, chủ xe cần khẩn trương mang xe đến gara dịch vụ uy tín để kiểm tra kịp thời, tránh làm hỏng turbo, bởi chi phí thay turbo mới rất cao.

3. Mòn bạc hay bi

Dấu hiệu cho biết turbo tăng áp bị hỏng hay mòn bạc hoặc bi, là  khi động cơ xe phát ra tiếng kêu vo vo khi hoạt động, đặc biệt là khi tài xế tăng ga.

Ngoài phát ra tiếng kêu như đề cập ở trên, bạc turbo mòn còn có thể dẫn tới tình trạng dầu động cơ bị hao hụt nhanh hơn, giảm sức nén của turbo và làm giảm công suất động cơ. Lái xe có thể cảm nhận được khi  xe bị ì và yếu, đặc biệt là khi tăng tốc.

4. Rò rỉ hoặc vỡ ống nén khí

Hệ thống đường ống nén khí của turbo tăng áp thường được làm bằng nhựa và cao su để thuận tiện cho việc tháo lắp hay bảo dưỡng. Trên một số dòng xe cao cấp có thể được làm bằng hợp kim. Còn ống dẫn nén khí được nối từ turbo tăng áp tới động cơ qua hệ thống đai siết hoặc gioăng làm kín. Sau nhiều năm sử dụng, vật liệu này có thể bị thoái hóa, ống dẫn khí từ turbo tăng áp vào buồng đốt có thể bị hở gioăng, gây rò rỉ khí nén. Nhiều xe còn có thể bị tụt ống dẫn khí turbo, khiến xe chạy yếu và người lái hoàn toàn có thể cảm nhận được.

Xem ngay: Cách vệ sinh và bảo dưỡng động cơ turbo tăng áp đơn giản hiệu quả

HIện tượng hỏng động cơ Turbo thường thấy là rò rỉ ống nén khí

Ngay khi thấy hiện tượng xe yếu, ì ạch, lái xe nên nhanh chóng đem xe đi  khắc phục để không bị ảnh hưởng tới những bộ phận khác của xe.

Cách tránh hư hỏng động cơ Turbo để tuổi thọ được dài nhất

Để đảm bảo tuổi thọ của động cơ Turbo, hãy lưu ý những điều dưới đây:

– Không cho động cơ hoạt động ở tốc độ cao hơn tốc độ cầm chừng sau khi khởi động động cơ 5 giây. Bởi sau khi khởi động động cơ, áp suất nhớt bôi trơn chưa đạt đến mức cho phép.  Việc hoạt động của turbo tăng áp sẽ làm hỏng các ổ đỡ.

– Không rú ga mạnh khi động cơ còn nguội. Bởi động cơ hoạt động khi còn nguội có thể gây kẹt ổ đỡ vì màng nhớt bôi trơn dễ bị phá vỡ.

– Trước khi dừng máy, nên để động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng từ 1 đến vài phút nhằm giúp turbo tăng áp giảm dần nhiệt độ, đặc biệt là sau khi xe chạy tốc độ cao. Lưu ý không tắt máy đột ngột khi động cơ đang chạy ở số vòng quay lớn. Vì sau khi tắt máy, bộ Turbo còn quay thêm vài giây nữa và phát sinh nhiệt. Ở nhiệt độ cao nếu động cơ không hoạt động, áp suất nhớt bôi trơn giảm dẫn tới các chi tiết ổ đỡ dễ bị kẹt và hư hỏng.

– Khi động cơ không sử dụng trong thời gian dài, cần phải quay trục khuỷu động cơ để tạo áp suất nhớt bôi trơn đều khắp các chi tiết động cơ. Vì trong suốt quá trình động cơ không hoạt động, nhớt bôi trơn sẽ bị đặc lại sẽ không đủ điều kiện bôi trơn điều này dẫn tới việc làm hỏng ổ đỡ và các chi tiết Turbo. Sau khi thay nhớt động cơ cần quay trục khuỷu động cơ bằng tay quay một vài lần sau đó để chạy ở tốc độ cầm chừng trong vài phút.

Xem thêm: Cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu còn sống hay đã chết

Chu kỳ nên thay động cơ turbo tăng áp

Nếu được làm việc trong điều kiện lý tưởng, thay dầu động cơ đúng định kỳ, động cơ turbo tăng áp sẽ có độ bền rất cao, có thể lên tới 200.000 – 300.000km hoặc hơn thế tùy vào điều kiện vận hành. Do đó, những người sử dụng xe bình thường có thể yên tâm suốt hàng chục năm.

Chu kỳ nên thay động cơ turbo tăng áp

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, sau nhiều năm hoạt động, turbo tăng áp có thể bị mòn bạc hoặc bi và phát ra tiếng kêu, làm giảm sức nén, giảm công suất động cơ, hoặc tệ hơn là turbo bị thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn có cặn bẩn, khiến turbo hư hỏng nhanh chóng. Đó là lúc cần thay thế turbo mới.

Lưu ý rằng, giá thành thay thế hệ thống turbo không rẻ. Nó thường rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng với xe của Hàn Quốc hay Nhật Bản, và từ 40 triệu đến hàng trăm triệu đồng với các dòng xe sang.

Trên đây chính là những hư hỏng thường gặp trên động cơ turbo tăng áp, chu kỳ thay thế cũng như cách đảm bảo tuổi thọ của hệ thống này. Chúc các bạn lái xe an toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.