6 Bệnh ở cửa gió điều hòa ô tô thường gặp và cách xử lý

Điều hòa xe ô tô được trang bị nhằm mục đích lọc sạch không khí và duy trì nhiệt độ thích hợp bên trong ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng và bắt được “bệnh” của điều hòa ô tô.

Những sự cố thường gặp trên cửa gió điều hòa ô tô

1. Điều hòa kém mát và gió yếu

Khi điều hòa kém làm mát, nguyên nhân có thể do nhiệt độ của giàn lạnh không đạt được mức tối ưu hoặc do lượng gió thổi qua giàn lạnh không đủ. Điều này không kịp với sự tăng nhiệt độ không khí trong xe.

Xem bệnh của cửa gió điều hòa xe ô tô

Cách khắc phục: Nếu do dàn lạnh hoạt động kém, các bạn cần có chuyên gia chẩn đoán và xử lý. Nếu lượng gió kém có thể do dị vật lọt vào trong ống thông gió hoặc lưới lọc bị tắc. Lúc này bạn hãy kiểm tra lưới lọc điều hòa.

Xem thêm: 3 mẫu sedan hạng sang cỡ lớn đáng mua nhất hiện nay

2. Điều hòa lúc đầu mát, sau không mát

Đây là hiện tượng phổ biến trên những chiếc xe đã sử dụng nhiều năm sử dụng. Nguyên nhân có thể do giàn nóng điều hòa bám nhiều bụi bẩn và không được làm mát tốt. Do đó lúc mới bật AC thì mát, nhưng sau đó thì lại yếu dần. Bên cạnh đó, quạt làm mát bị hư hỏng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.

Khám bệnh cửa gió điều hòa ô tô thường gặp

Cách xử lý: Vệ sinh giàn nóng điều hòa bằng dung dịch chuyên dùng. Lưu ý các lá tản nhiệt của dàn nóng rất mỏng và mềm, không nên phun nước có áp suất quá mạnh. Bên cạnh đó, cần kiểm tra quạt làm mát xem có sự cố hay không.

3. Không khí có mùi khó chịu

Hệ thống điều hòa trong xe sẽ thải ra mùi khó chịu khi hệ thống lọc bám quá nhiều bụi bẩn, rác bẩn trên xe hoặc xác chết côn trùng. Không khí được thổi qua hệ thống lọc sẽ mang theo mùi và vi khuẩn vào trong xe.

Cách xử lý: Tháo lọc gió điều hòa và vệ sinh sạch sẽ hoặc thay thế. Các bạn có thể kết hợp vệ sinh cả giàn lạnh xe ô tô. Lưu ý rằng lọc gió điều hòa cần thay thế sau mỗi 20.000km hoặc sau 2 năm sử dụng.

4. Băng bám trong hệ thống điều hòa

Khi hệ thống điều hòa thiếu gas lạnh, áp suất trong các bình chứa giảm mạnh dẫn đến nhiệt độ sôi của gas giảm. Khi đó, gas sẽ bốc hơi ở nhiệt độ thấp, làm nhiệt độ của dàn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ngưng tụ của nước. Từ đó, hơi nước trong không khí thổi qua dàn sẽ bị đóng băng trên bề mặt ống và các khe hở, dẫn đến nhiều hỏng hóc khác.

Cách khắc phục: Chỉ cần nạp gas lạnh chất lượng, đúng chủng loại một cách kịp thời để hệ thống hoạt động một cách ổn định.

5. Có mùi gas và lạnh không sâu

Nếu trong xe có mùi gas và độ lạnh không đủ sâu thì nguyên nhân có thể do rò rỉ hệ thống lạnh. Trên thực tế, hệ thống điều hòa là một chu trình tuần hoàn kín và rất ít khi bị rò rỉ nếu không bị can thiệp một cách cẩu thả do một sự cố gì trước đó.

Cửa gió điều hòa xe ô tô xuất hiện mùi gas và lạnh không sâu

Cách khắc phục: Nếu không phải là người am hiểu, các bạn không nên tự ý can thiệp vào sự cố này. Thay vào đó, hãy nhanh chóng đem xe đến trạm dịch vụ ủy quyền hoặc xưởng dịch vụ uy tín để kiểm tra, xử lý.

Đọc thêm: Lexus UX 300e: Cập nhật giá xe và những thông tin chi tiết khác

6. Điều hòa đóng ngắt liên tục

Việc đóng/ngắt điều hòa xe ô tô được điều khiển bởi các cảm biến và công tắc. Nguyên nhân thường gặp sự cố này là do áp suất gas trong hệ thống vượt quá mức khuyến cáo. Khi phát hiện áp suất không bình thường trong chu kỳ làm lạnh, hệ thống cảm biến sẽ ngắt ly hợp lốc lạnh để bảo vệ các bộ phận trong hệ thống.

Cách khắc phục: Cách tốt nhất là bạn nên mang xe đến trung tâm dịch vụ uy tín để được tư vấn và khắc phục cho hiện tượng này.

Trên đây chính là cách bắt bệnh cửa gió điều hòa ô tô cũng như cách khắc phục. Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý rằng, hệ thống điều hòa ô tô luôn có những kẻ thù cần tránh xa hoặc loại bỏ, điển hình như chất ẩm ướt, bụi bẩn, không khí, cao su, mảnh vỡ kim loại hay dầu bôi trơn không đúng loại. Nếu không, chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống điều hòa khi có một bộ phận nào đó bị hỏng hóc hoặc do va đập. Chúc các bạn lái xe an toàn.

Đọc thêm: Cấu Tạo Ô Tô Chi Tiết Và Biện Pháp Giúp Bảo Vệ Xe Hoạt Động Bền Bỉ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.