Cách vệ sinh máy lạnh ô tô, xe hơi đơn giản dễ thao tác

Máy lạnh trên ô tô có chức năng giúp cho luồng không khí sạch hoạt động dựa trên bộ lọc gió giúp những người ngồi trên xe có được nhiệt độ thích hợp.

Thế nhưng, sau thời gian sử dụng hoặc do cách sử dụng không đúng, máy lạnh/điều hòa trên xe thường bị xuống cấp, hỏng hóc thường xuyên. Việc này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế của bạn do xe sẽ tiêu thụ một lượng nhiên liệu lớn.

Vậy làm thế nào để vệ sinh máy lạnh ô tô giúp chúng sử dụng được lâu dài nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Khi nào nên vệ sinh máy lạnh ô tô?

Nhiều người khi sử dụng ô tô luôn nghĩ rằng, khi nào dàn lạnh trên xe không còn hoạt động, tức là không tỏa ra hơi mát nữa thì mới bắt đầu kiểm tra tình trạng của chúng. Thế nhưng chính điều này sẽ khiến cho chiếc xe của bạn rơi vào tình trạng trầm trọng hơn và số tiền bỏ ra để sửa chữa chúng sẽ tốn kém.

Khi nào nên vệ sinh máy lạnh ô tô

Sau quá trình sử dụng, bụi bẩn hay hơi ẩm được tích tụ sẽ làm giảm đi tác dụng của dàn lạnh ô tô. Lúc này, không khí trong ô tô khá ẩm ướt, lại là điều khiển lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi phát triển gây ra xe có mùi hôi. Khi ngồi trên những chiếc xe này lâu ngày sẽ dẫn đến một số bệnh về da hoặc đường hô hấp.

Vệ sinh máy lạnh được khuyến cáo nên thay định kỳ 1 lần/ năm hoặc quãng đường đi được là 20.000 – 30.000 km. Việc này sẽ nâng cao hiệu suất làm mát, hạn chế hư hỏng hay dò rỉ khí gas…

Khi vệ sinh máy lạnh xe hơi cần chú ý điều gì?

1. Kiểm tra chất làm lạnh

Theo khuyến cáo, bất kỳ dàn máy lạnh nào cũng nên đảm bảo lượng chất làm sạch nhất định không chỉ riêng tại ô tô. Do nếu không được đảm bảo lượng khí lạnh này sẽ khiến cho xe mất nhiều thời gian hơn để làm mát xe.

2. Kiểm tra và vệ sinh điều hòa sạch sẽ

Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh ô tô đơn giản nhất

Hệ thống dàn nóng của điều hòa ô tô được lắp đặt tại phía trước, hãy quan sát khu vực này do chúng hay bị vướng bởi lá cây, côn trùng, bụi đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống làm mát của xe.

3. Kiểm tra chiếc quạt ở dàn nóng

Tại dàn nóng của điều hòa có sử dụng một chiếc quạt. Chiếc quạt này hoạt động khi điều hòa trong xe được bật lên. Xung quanh chúng có chứa nhiều moto hay dây điện sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa nếu cánh quạt quay bị vướng vào. Tại nhiều dàn nóng của xe do điều kiện thời tiết ảnh hưởng, cộng thêm tác động tỏa nhiệt nên nhiều dây dẫn có thể có hiện tượng nóng chảy, tác động xấu đến cả hệ thống. Do đó, đừng quên vị trí này nhé.

4. Kiểm tra hệ thống làm mát

Khi thời gian sử dụng lâu, chất làm mát của xe sẽ dần bị ô xy hóa hoặc ẩm. Lý giải cho việc này chính là do không khí đã làm giảm khả năng làm mát của hệ thống, làm cho hệ thống độ ẩm dễ dàng bị đóng băng và hình thành nên những tảng băng nhỏ nằm dưới các ống lọc tương tư như một chiếc tỷ lanh. Do đó, hãy phát hiện ra những vấn đề bất thường và nhanh chóng sửa chữa chúng.

5. Vệ sinh hệ thống làm mát

Khi ống lọc bị tắc hoặc rò gỉ khiến bụi bẩn trong hệ thống làm mát hay chất làm mát khó lưu thông. Đây sẽ là nguyên nhân khiến cho việc hệ thống máy lạnh của bạn bị chập chờn, lúc nóng lúc lạnh.

Tuy nhiên, khi thực hiện việc vệ sinh máy lạnh thì cũng nên chú ý đến những thiết bị nhỏ đi kèm như bọ van, bộ nén khí. Bởi vì khi những bộ phận này gặp vấn đề cũng làm cho xe của bạn không còn mát nữa.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, trên đây là kinh nghiệm vệ sinh máy lạnh ô tô mà ThegioiLexus muốn giới thiệu đến với các bạn. Hi vọng với những thông tin trên bạn có thể dễ dàng vệ sinh chiếc máy lạnh ô tô của mình với chi phí rẻ nhất, tiết kiệm nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách chỉnh chế hòa khí ô tô đơn giản dễ làm

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.