9 cách kiểm tra xe ô tô bị tai nạn được mông lại

Mua xe Lexus cũ vẫn đang là sự lựa chọn của không ít người tiêu dùng Việt Nam nhằm có thể tìm được một phương tiện đáp ứng được nhu cầu sử dụng với giá cả phải chăng. Tuy nhiên giữa ma trận xe  ô tô cũ phức tạp như hiện nay, việc tránh chọn phải xe đã từng hư hỏng nặng là điều không hề dễ dàng cả với người dày dạn “trận mạc”. Trong bài viết này ThegioiLexus xin bật mí cách nhận biết xe bị tai nạn hay chưa, qua đó giúp các bạn có thể cận trọng hơn khi mua xe đã qua sử dụng.

1.Kiểm tra cản va và chắn bùn

Kiểm tra cản va và chắn bùn

Kiểm tra kỹ cả đầu và đuôi xe để xem có vết nứt hay miếng vá hay không. Trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn thường là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng  được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ là nhân chứng “tố cáo” chiếc xe từng được tân trang sau tai nạn.

2.Kiểm tra kính chắn gió

Để kiểm tra “tiền sử” tai nạn của xe, các bạn có thể xem xét toàn bộ kính chắn gió từ trước ra sau. Hãy lưu ý đến những chỗ mẻ, nứt hoặc có màng vì chúng sẽ chỉ cho bạn thấy chiếc xe từng bị tai nạn và đã trải qua quá trình sửa chữa hay chưa.

Xem thêm: Lexus LX570 đời 2014: giá 4,5 tỷ đồng cho chiếc xe đi 6 năm liệu có đáng mua

3.Kiểm tra ốp và khe cửa

Kiểm tra ốp và khe cửa

Một trong những cách nhận biết xe bị tai nạn hay chưa là quan sát kỹ khe cửa trên xe. Nếu xe chưa từng bị tai nạn, khe cửa sẽ thẳng và đồng đều từ trên xuống dưới. Trong khi đó, khe cửa trên những xe từng gặp tai nạn sẽ không đều vì bị xê dịch hay do ốp và cửa đã được thay mới.

4.Miết tay lên thân xe

Miết lòng bàn tay lên thân xe và góc cản va cũng như chắn bùn. Chiếc xe từng bị tai nạn sẽ đi kèm những chỗ lồi lõm hoặc điểm không bằng phẳng. Đây là những chỗ đã được trám vào sau tai nạn.

5.Kiểm tra đường viền thân xe

Hãy ngồi xuống bên cạnh đầu hoặc đuôi xe và để mắt ngang tầm với đường viền trên thân. Đồng thời, quan sát kỹ đường viền chính chạy bên sườn xe. Đường viền phải thật thẳng và đồng đều trong khi lớp sơn bên ngoài hoàn toàn bình thường. Nếu đường viền có dấu hiệu không đều hay bị méo, điều này chứng tỏ phần ốp thân xe đã từng được thay thế hoặc đập lại.

6.Kiểm tra các vết kẹp

Những vết kẹp xung quanh khung xe cũng là minh chứng cho “lịch sử” tai nạn. Điều này chứng tỏ chiếc xe đã được sửa chữa lại bằng máy kéo và cân chỉnh khung. Nếu đúng như vậy, chiếc xe chắc chắn đã bị hư hỏng khá nặng sau tai nạn.

Xem thêm: Tư vấn có nên mua ô tô trả góp hay không? Kinh nghiệm xương máu khi đi mua xe trả góp

7.Tìm dấu vết sơn lại

Tìm dấu vết sơn lại

Nhìn kỹ những đường gờ trên cửa và ốp thân xe để tìm những vết xước, khía hoặc khu vực sơn không phẳng. Nếu phát hiện màu sơn khác ẩn bên dưới, các bạn có thể đoán chiếc xe đã được sơn lại. Cũng có thể cửa và ốp thân xe đã được thay mới, sau đó sơn lại cho cùng tông với toàn bộ phần còn lại của xe.

8.Kiểm tra đèn

Hãy kiểm tra sự đồng đều giữa 2 bên đèn pha, đèn hậu. Nếu 1 bên mới, 1 bên cũ chứng tỏ đã có sự thay thế. Bên cạnh đó, quan sát chân đèn pha, chỉ cần va chạm nhỏ là chân đèn có thể bị gãy và phải hàn lại nhựa.

9.Kiểm tra lốp xe

Lốp xe là nhân chứng phản ánh cây số đã chạy của chiếc xe. Các bạn nên quan sát độ sâu của rãnh lốp và tuần – năm sản xuất của tất cả lốp. Độ sâu rãnh lốp của xe sedan thông thường 10/32 inch = 8 mm. Nếu điều kiện đường đẹp, xe ô tô con chạy khoảng 5 vạn sẽ thay lốp mới, xe gầm cao khoảng 8 vạn.

Kiểm tra lốp xe

Nếu chủ xe nói xe chạy 1 vạn km nhưng lốp quá mòn hoặc đã thay lốp mới, chứng tỏ xe đã bị quay đồng hồ. Nếu chiếc xe chạy ít, lốp zin theo xe, lốp sơ cua chưa hạ, điểm cộng cho chiếc xe chất lượng.

Trên đây chính là cách nhận biết xe bị tai nạn hay chưa. Với những mẹo trên đây, các bạn sẽ có thể nhận biết được tình trạng thân vỏ – khung xe, đánh giá mức độ nặng nhẹ và định giá được sơ bộ chất lượng còn lại của xe. Chúc các bạn lựa chọn được chiếc xe như ý.

Đọc thêm: Bật mí 5 địa chỉ mua bán xe ô tô cũ uy tín giá tốt không nên bỏ qua

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.