Cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu còn sống hay đã chết

Cảm biến trục khuỷu là bộ phận có chức năng xác định vị trí của piston và tốc độ của động cơ. Thông thường cảm biến này làm việc cùng lúc với cảm biến trục cam giúp máy tính nhận biết được vị trí piston đồng thời nhận biết vị trí của xupap. Từ đó tính toán thời điểm đánh lửa chính xác và lượng nhiên liệu phun vào động cơ hợp lý nhất.

Hướng dẫn cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu trên xe ô tô

Sau một thời gian dài sử dụng bộ phận này có thể xảy ra hư hỏng khiến động cơ khó khởi động, tốc độ không đều, máy rung, khó tăng tốc hay hao nhiều nhiên liệu. Nếu như không thường xuyên kiểm tra cảm biến trục khuỷu sẽ nhanh chóng “chết” từ đó động cơ ô tô có thể bị hủy hoại.

Xem thêm: Làm rõ các hiện tượng hỏng động cơ Turbo tăng áp thường gặp

Cấu tạo của cảm biến trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là bộ chính là một nam châm vĩnh cửa, một rotor và một cuộn cảm ứng. Trong đó rotor có nhiệm vụ khép mạch từ thông khi nam châm quay trong cuộn dây cảm ứng. Bộ phận này được thiết kế có bánh răng với số răng tùy theo từng loại động cơ.

Kiểm tra cảm biến trục khuỷu và cấu tạo của nó

Khi trục khuỷu quay, trong cuộn cảm ứng sinh ra từ thông nhờ các chân thép tạo ra một tín hiệu dòng xoay chiều. Sau đó tín hiệu này được chuyển đến bộ điều khiển động cơ và tính toán để xác định tốc độ quay và thời điểm đánh lửa cho bugi.

Cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu còn “sống” hay “chết”

Cảm biến trục khuỷu thường có hai loại là cảm biến từ và cảm biến  Hall. Mỗi một loại sẽ có cách kiểm tra khác nhau. Cụ thể như sau:

– Đối với loại cảm biến từ:

+ Đầu tiên bạn kiểm tra điện trở cuộn dây

+ Sau đó kiểm tra khe hở đầu cảm biến tới vành tạo xung: Đối với loại trong denco sẽ có khe hở trong khoảng 0,3mm-0,5mm. Còn loại cb bắt đầu Puly hay đuôi bánh đà sẽ là 0.5mm-1,5mm.

+ Cuối cùng kiểm tra xung tín hiệu đầu ra. Để biết cảm biến trục khuỷu còn hoạt động tốt không hãy xem thông số kỹ thuật của hãng sản xuất.

– Đối với loại cảm biến Hall

+ Đầu tiên thực hiện kiểm tra bật chìa khóa On

+ Tiếp đó sử dụng đồng hồ osiloscope đo chân Signal khi đề máy, tín hiệu như trong phần thông số kỹ thuật (chân dương có 12V, mát 0V, signal 5V).

+ Cuối cùng, bạn phân tích tín hiệu cảm biến trục khuỷu bằng cách thực hiện phân tích dữ liệu Engine Speed.

Khi kiểm tra cảm biến trục khuỷu chết hẳn sẽ có các biểu hiện sau:

-Trên taplo, đồng hồ tốc độ vòng tua không báo

Động cơ khó nổ

Điện trở của 02 chân: lúc nóng (50-100 độ C) sẽ báo từ 1200 đến 1900 Ω, lúc nguội (10-50 độ C) từ 900 đến 1600 Ω, Lúc chết vì đoản mạch điện trở

Đọc thêm: Top 5 Chiếc SUV Cỡ Lớn Hạng Sang Ngốn Xăng Nhất Hiện Nay

Dấu hiệu cảm biến trục khuỷu bị hư hỏng

Để động cơ của bạn hoạt động êm ái và trơn tru cần kiểm tra phụ tùng trên xe thường xuyên. Nếu như bạn không thể kiểm tra thường xuyên thì hãy nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu hư hỏng để khắc phục nhanh chóng. Từ đó giúp bảo vệ xe và tiết kiệm chi phí thay thế phụ tùng.

Những dấu hiệu cần kiểm tra cảm biến trục khuỷu

Đối với cảm biến trục khuỷu khi nó có vấn đề bạn sẽ nhận thấy những khác biệt sau ở trên xe ô tô của bạn khi bạn điều khiển.

– Khi cảm biến trục khuỷu hư hỏng thì tín hiệu từ cảm biến đến ECU không còn chính xác. Do đó không thể có sự điều chỉnh tốc độ động cơ phù hợp khiến xe gặp vấn đề về tốc độ, xe tăng tốc chậm hoặc không đều.

– Thông tin để bộ phận đánh lửa mất làm cho bộ phận phun nhiên liệu không tối ưu nên hiệu quả không đúng như yêu cầu. Điều này dẫn đến động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường.

– Thời điểm đánh lửa không chính xác khiến một hoặc nhiều xilanh bị mất lửa dẫn đến động cơ bị rung và giật ở chế độ không tải.

– Cảm biến trục khuỷu hư hỏng không thể gửi tín hiệu về ECU làm cho ECU không điều khiển phun nhiên liệu và đánh lửa nên xe không thể nổ máy.

– Cảm biến bị hỏng thì đèn check engine có thể sáng

Kinh nghiệm sửa chữa cảm biến trục khuỷu

Khi sửa chữa trục khuỷu bạn cần lưu ý 4 điều sau để đảm bảo cảm biến trục khuỷu hoạt động tốt nhất:

– Có thể gãy răng tạo xung khi dùng tua vít bẩy vành răng. Vì vậy không nên dùng tua vít trong trường hợp này.

– Nếu lắp cảm biến từ khi đảo lộn 2 dây tín hiệu cho nhau động cơ không nổ hoặc nổ không tốt.

– 90% các dòng xe mất cảm biến trục khuỷu không nổ được máy.

– 10% xe còn lại khi mất tín hiệu cảm biến trục khuỷu vẫn dùng tín hiệu cảm biến trục cam để nổ được máy.

Như vậy, cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ quan trọng giúp tính toán góc đánh lửa sớm cơ bản và thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ hoạt động tốt nhất. Hãy thường xuyên kiểm tra trục khuỷu để “tài xế” an tâm du hành trên mọi nẻo đường nhé!

Cảm biến tốc độ xe ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động và quy trình bảo dưỡng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.