Các loại đèn trên ô tô phổ biến – Tác dụng của đèn đối với xe

Trên mỗi chiếc xe ô tô thường được trang bị nhiều loại đèn khác nhau ở những vị trí khác nhau. Công dụng của các loại đèn này cũng không giống nhau. Thậm chí, có nhiều người sử dụng ô tô trong thời gian dài nhưng vẫn chưa hiểu được hết chức năng của các loại đèn này. Cùng ThegioiLexus tìm hiểu rõ hơn về các loại đèn trên ô tô cũng như chức năng của chúng.

Đèn pha

Đèn pha thường được đặt chung trong cụm đèn pha ở đầu xe. Nó có nhiệm vụ chiếu sáng đoạn đường phía trước, giúp người lái có thể quan sát được tình trạng giao thông cũng như chướng ngại vật để kịp thời xử lý.

Đèn pha ô tô

Khác với cụm đèn pha của xe máy, đèn pha ô tô được chia làm 2 phần:

– Đèn chiếu xa: Loại này sẽ giúp người lái có tầm nhìn xa hơn, có thể chiếu  sáng ở tầm cao để nhìn thấy biển báo giao thông, giúp tài xế chủ động xử lý được các vấn đề trên đường. Cũng chính vì chức năng của đèn pha như vậy, nên khi đi vào buổi tối, đặc biệt là trung tâm thành phố hoặc khu đô thị đông người,…lái xe phải sử dụng đèn cốt thay cho đèn pha để không làm ảnh hưởng tới người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều.

– Đèn cốt hay còn gọi là đèn chiếu sáng gần: Loại đèn này có ánh sáng chiếu ở tầm gần hơn, ánh sáng rọi xuống mặt đường giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng tránh những vật cản phía trước. Do đó, khi di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt ở trên cao tốc thì nên bật đèn cốt sẽ khiến các bạn khó quan sát hơn và khó xử lý nhanh được các tình huống bất ngờ.

Tham khảo: Tìm hiểu về tất cả các loại đèn pha xe ô tô cơ bản hiện nay

Đèn xi nhan

Đèn xi nhan rất dễ để nhận ra bởi chúng được quy định nằm lệch về hai bên thân xe và có màu sắc nhận biết là vàng cam. Tác dụng của đèn này tương tự với xe máy, nhằm giúp các tài xế báo hiệu hướng xin đường với các phương tiện xung quanh để di chuyển theo hướng đang xi nhan hoặc tín hiệu vượt xe khác phía trước.

Đèn xi nhan ô tô

Bên cạnh đó, đèn xi nhan còn làm nhiệm vụ như đèn cảnh báo nguy hiểm – hazard ligh – khi bật chức năng này thì các đèn xi nhan sẽ đồng thời cùng bật/tắt liên tục.

Hiện nay trên thị trường các hãng đã sáng chế ra nhiều loại đèn xi-nhan khác nhau với các hiệu ứng khác nhau như chạy đuổi, màu sắc đa dạng, qua đó giúp các phương tiện khác dễ dàng quan sát. Bên cạnh đó còn giúp chiếc xe thêm nổi bật và sang trọng hơn khi đi trên đường phố.

Đọc thêm: Cách bật đèn xi nhan đúng cách để không vi phạm luật giao thông

Đèn hậu ô tô

Đèn hậu ô tô là đèn lắp phía sau xe ô tô và thường có màu đỏ. Đèn hậu ô tô có nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau, đồng thời làm nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh. Mỗi khi đạp phanh thì đèn hậu ô tô sẽ phát sáng giúp các phương tiện đi sau sẽ dễ dàng nhận biết và kịp thời xử lý tình huống.

Đèn hậu ô tô

Bên cạnh đó nhiều loại đèn hậu ô tô cũng được trang bị thêm một đèn màu trắng để khi tài xế cài số lùi thì sẽ phát sáng. Đây cũng là một dấu hiệu để các lái xe phía sau biết rằng xe phía trước đang ở số lùi và có sự chuẩn bị để tránh làm vướng đường hoặc tránh va chạm.

Đèn sương mù (đèn gầm)

Đèn gầm hay còn gọi là đèn sương mù có nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện thời tiết không tốt như: trời tối, nhiều sương hoặc nhiều bụi, khói làm giảm khả năng quan sát của người lái xe.

Đèn sương mù hay đèn gầm ô tô

Theo quy định, đèn sương mù có ánh sáng vàng đặc trưng để giúp các phương tiện dễ nhận diện. Vị trí lắp đèn sương mù hay đèn gầm thường là phần gầm thấp, phía dưới trước đầu xe nhằm tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông phía đối diện.

Đọc thêm: Nguyên nhân đèn gầm ô tô không sáng và cách khắc phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.