Bugi ô tô là gì? Cách bảo dưỡng bugi ô tô đúng chuẩn

Bugi ô tô là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trên động cơ. Việc kiểm tra và bảo dưỡng bugi theo định kỳ sẽ giúp chủ xe nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ để kịp thời hiệu chỉnh để động cơ luôn đạt được hiệu quả làm việc cao nhất.

Bugi ô tô là gì?

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Nó có nhiệm vụ rất quan trọng là phát sinh ra tia lửa điện giữa hai điện cực  gồm cực trung tâm và cực bên nối mát, nhằm đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt.

Đọc thêm: [Bật Mí] Hướng Dẫn Các Cách Đi Xe Tiết Kiệm Xăng Mà Bạn Nên Biết

Cách nào bảo dưỡng bugi ô tô chuẩn

Môi trường làm việc của bugi rất khắc nghiệt, tần suất làm việc cao và chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ.  Khi hỗn hợp không khí – xăng cháy nổ trong buồng đốt, bugi sẽ làm nhiệt độ gia tăng Lên khoảng 2.500 độ C và áp suất nén khoảng 50kg/cm2. Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, bugi sẽ phải luôn đảm bảo tính năng đánh lửa. Vì vậy bugi sẽ được chế tạo với các yêu cầu rất đặc biệt như:

– Có độ bền cơ học cao

– Có khả năng chịu nhiệt cao và áp suất cao

– Đảm bảo tia lửa luôn mạnh và ổn định trong mọi điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai loại bugi được sử dụng rộng rãi là NGK và DENSO(ND), cách kí hiệu có sự khác nhau.

Cách kiểm tra và bảo dưỡng bugi ô tô

Việc kiểm tra bugi ô tô theo định kỳ là điều mà các chủ xe nên thực hiện và thay thế khi cần thiết. Màu sắc ở điện cực bugi có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ xe.

Hướng dẫn kiểm tra bảo dưỡng bugi ô tô bền bỉ

Nếu bugi có màu đỏ gạch hoặc nâu nhạt thì chứng tỏ hệ thống đánh lửa sử dụng tốt, nhiên liệu hòa trộn đúng tỉ lệ. Còn bugi có màu trắng và khô lại là dấu hiệu cho thấy nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ dư không khí và thiếu xăng. Ngược lại, bugi có màu đen và bám nhiều than cho thấy nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ thiếu không khí và dư xăng.

Việc sử dụng bugi quá cũ sẽ dẫn đến việc đánh lửa kém, làm giảm hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu và tăng lượng khí thải ra môi trường. Do đó, chủ xe nên thay bugi sau khoảng 40.000km hoặc 2 năm sử dụng. Còn với những mẫu xe đời mới được trang bị hệ thống vi tính điều khiển phun xăng và đánh lửa thì tuổi thọ của bugi sẽ cao hơn.

Việc bảo dưỡng  bugi ô tô là việc các chủ xe cũng cần làm theo định kỳ. Điều này giúp nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ như thế nào để kịp thời hiệu chỉnh, giúp động cơ đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất.

Đọc thêm: Các bệnh về côn xe ô tô số sàn thường gặp và cách khắc phục

Khi bảo dưỡng bugi, chủ xe cần làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực của bugi và điều chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa hai điện cực. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tháo bugi

Trước khi tháo các bugi, bạn nên chờ để động cơ xe nguội hẳn. Nếu cố gắng vặn một bugi lúc động cơ còn nóng có thể sẽ khiến phần răng bugi kẹt chặt.

Cách tháo để bảo dưỡng bugi ô tô đúng

Đặc biệt, nên lau sạch các vết bẩn dính xung quanh bugi trước khi tháo. Bởi khi bugi được tháo, các loại bụi bẩn có thể lọt vào máy và làm hư các séc-măng của pít tông. Bạn có thể sử dụng khí nén hoặc dung môi xịt để làm sạch chỗ đó trước khi tháo bugi.

Khi tháo bugi, cần sử dụng tuyp bugi đúng cỡ lục giác của bugi. Nếu không sẽ làm hư hỏng các cạnh lục giác. Lưu ý không để tuyp bugi bị lệch nghiêng với thân bugi trong quá trình tháo, có thể gây hư gãy thân cách điện.

Bước 2: Làm sạch và kiểm tra bugi

Tiến hành ngâm đầu bugi vào xăng. Bước này đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ và cẩn thận mọi bụi bẩn ở bên trong nồi bugi. Tuy nhiên, phải đảm bảo không làm vỡ cách điện, sau đó tiến hành rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.

Xem thêm: Mẹo vệ sinh lốc máy ô tô ai cũng nên biết

Cách làm sạch bugi ô tô để bảo dưỡng

Bên cạnh đó, khi vệ sinh bugi bạn cũng cần làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực của bugi và điều chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa hai điện cực.

Sau khi bugi đã khô, tiến hành kiểm tra khe hở giữa chấu mát với phần điện cực (+) ở bộ phận trung tâm. Hãy sử dụng một vậy dày, có kích thước khoảng 0.7mm.

Nếu như khe hở rộng quá thì tia lửa điện khó phóng qua. Còn khe hở quá hẹp thì tia lửa sẽ không đủ lớn để hỗn hợp bắt cháy và xe cũng sẽ tốn nhiều nguyên liệu hơn.

Bước 3: Lắp bugi vào động cơ

Sau khi làm sạch và kiểm tra bugi, tiến hành lắp bugi vào động cơ. Sau đó khởi động xe, nếu tiếng xe bình thường thì bugi đang hoạt động tốt.

lắp bugi về vị trí cũ sau khi vệ sinh và bảo dưỡng

Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng bugi

Lưu ý khi thay thế bugi phải chờ động cơ xe ô tô nguội hẳn. Bởi nếu vặn bugi lúc máy nóng có thể khiến bugi bị kẹt chặt. Cùng với đó, nên tránh giật mạnh dây cắm vì dễ làm đứt dây hoặc toạc đầu bọc bugi.

Trước khi tháo các bugi cũ ra, bạn nên lau sạch các vết bẩn dính xung quanh. Bởi khi bugi được tháo, bụi bẩn có thể lọt vô máy và làm hư các séc măng của pít tông.

Nên vặn bugi ra bằng khóa tuýp chứ không nên dùng dụng cụ vận hành bằng khí nén. Nếu răng bugi không ăn khớp với răng lỗ vặn, bugi sẽ không xoáy chặt vào trong và dẫn tới các răng sẽ dễ bị hư.

Trên đây là cách kiểm tra và bảo dưỡng bugi ô tô. Nếu cảm thấy việc làm này khó khăn, các bạn hãy mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa để được các chuyên gia giúp đỡ nhé.

Top 10 Loại Lốp Xe Ô Tô Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published.